|
|||
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực biến đổi khí hậu trong và ngoài nước. Hội thảo được tổ chức là cơ sở rất quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Đức. Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để giải quyết các vấn đề về sạt lở bờ biển, hạn hán, sụt lún đất ở Cà Mau là nhu cầu cấp thiết. Ngoài ra, ngoài các thách thức ĐBSCL đang đối mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng là tình hình phát triển các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông... Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, Hội thảo lần thứ ba năm nay là cơ sở quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Đức, những vấn đề đặt ra lần này sẽ tập trung vào những thách thức chính ảnh hưởng đến sự ổn định và những tồn tại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó các đối tác giàu kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế sẽ tập trung thảo luận đưa ra đề xuất dựa trên cơ sở các giải pháp chống biến đổi khí hậu bền vững và kinh tế nhất. TS. Ulrich Katenkamp, lãnh đạo BMMF nhấn mạnh, sự phát triển của dự án ViWat-Mekong, sự thành công của mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước sẽ mang lại cho Việt Nam, khu vực Đồng bằng song Cửu Long nói riêng và Cà Mau nói chung những giải pháp hữu hiệu ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, tình hình sạt lở, xâm nhập mặn đang diễn ra; đồng thời bày tỏ mong muốn các chuyên gia nghiên cứu sẽ đưa ra giải pháp tích hợp với tầm nhìn dài hạn, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực tế tại Cà Mau, để có định hướng ứng biến thích hợp với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Tin, ảnh: PV |