|
|||
Tại Buổi tiếp, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh gửi lời cảm ơn Chính phủ Thụy Điển đã phê chuẩn Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện với Việt Nam và Eu và gửi lời chúc mừng Chính phủ Thụy Điển, đặc biệt là thành công tại Hội đồng Liên Hiệp quốc, Thụy Điển đã được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an cho nhiệm kì tới. Sự giúp đỡ của Chính phủ Thụy Điển đối với Việt Nam đã có từ lâu đời và ngay từ khi kháng chiến bảo vệ đất nước. Đặc biệt, đối với lĩnh vực KH&CN, Việt Nam rất trân trọng thành quả của Chương trình hợp tác giữa hai nước trong suốt giai đoạn 35 năm qua. Tác động của các kết quả hợp tác này vẫn đang tiếp tục lan tỏa trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. Bộ trưởng khẳng định. Chia sẻ những thông tin trên, Bà Camilla Mellander cho biết: Thụy Điển đã dành sự hỗ trợ cho Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhà máy giấy Bãi Bằng. Thụy Điển rất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho nhà máy. Ngoài ra, Thụy Điển đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng 2 bệnh viện Nhi TW và bệnh viện đa khoa Uông Bí. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, Thụy Điển đã giúp Việt Nam đào tạo 30 bác sĩ đã hoàn thành bằng tiến sĩ tại Thụy Điển. và nhiều bác sĩ khác đã học tập tại các trường đại học nổi tiếng của Thụy Điển. Về lĩnh vực KH&CN, Thụy Điển cũng rất mong muốn làm sâu sắc thêm quan hệ với Việt Nam. Gần đây Thủ tướng Thụy Điển có gợi ý mối quan hệ hợp tác chiến lược đối với lĩnh vực giáo dục và khoa học đời sống với Việt Nam. Trong 1 cuộc gặp gần đây với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tôi đã bày tỏ ý niệm này. Thủ tướng rất quan tâm và cho biết Bộ KH&CN đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Tôi hi vọng rằng khi quan hệ hợp tác chiến lược này được đưa ra thì Bộ KH&CN sẽ đứng hàng đầu thực hiện văn bản đó. Bà Camilla Mellander chia sẻ. Đặc biệt, Bà Camilla Mellander cho biết: Lý do mà chúng tôi lựa chọn khoa học đời sống và giáo dục là 2 lĩnh vực mũi nhọn hàng đàu trong mối quan hệ hợp tác chiến lược này bởi vì đây là 2 lĩnh vực mà 2 nước có hợp tác từ lâu đời . Riêng với lĩnh vực y tế Thụy Điển có hợp tác về mặt học thuật và nghiên cứu giữa 5 trường đại học y hàng đầu của Thụy Điển cùng với 3 trường đại học Y hàng đầu của Việt Nam. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định: Chúng tôi nhận thấy rằng với 35 năm chương trình hợp tác đã triển khai qua 3 giai đoạn, và đến nay đã có kết quả bằng những con số biết nói. Thụy Điển đã giúp đỡ Việt Nam đào tạo 92 tiến sĩ, 99 thạc sĩ, 120 hội thảo có tác động kinh tế - xã hội sâu rộng, cùng với đó các nhà khoa học được đào tạo tại Thụy Điển đã có 259 công bố quốc tế trên các tạp chí có uy tín, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực y học đã được đào tạo tại Thụy Điển. Và quan trọng hơn là những tác động thực tiễn những nghiên cứu với sự hỗ trợ của Thụy Điển về vacxin giờ đã thành nền móng cho phát triển nghiên cứu vacxin tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực khác như nghiên cứu thức ăn cho chăn nuôi, nghiên cứu vùng biển ở ven bờ đều là những nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, nghiên cứu hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực khoa học sự sống cũng là ưu tiên trong định hướng trong phát triển KH&CN ở Việt Nam hiện nay. Khoa học sự sống cho y tế, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác hết đều đóng vai trò quan trọng trong điều kiện kinh tế thực tế tại Việt Nam.
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành cho Bộ KH&CN sự quan tâm về thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Bộ KH&CN sẽ tham gia tích cực để chuẩn bị cho nội dung này. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: sáng tạo đổi mới là 1 trong những lĩnh vực ưu tiên.
Chia sẻ về nhiệm vụ này, bà Camilla Mellander cho biết: lý do của sự thành công này là mô hình hợp tác 3 bên bao gồm: chính phủ, các trường đại học và khối tư nhân. Ở Thụy Điển đã thực hiện rất thành công việc thương mại hóa các sáng tạo, ý tưởng để đưa vào đời sống.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ hi vọng với trách nhiệm của Bộ KH&CN về lĩnh vực này, chúng tôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Thụy Điển đặc biệt là với cương vị mới của Bà Camilla Mellander là Cục trưởng cục xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ đắc lực cho công tác này tại Việt Nam.
Tin, ảnh: Ánh Tuyết
|