|
|||
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc làm Trưởng Tiểu ban. Ngoài các thành viên đến từ Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Xã hội tự nhiên trực thuộc Bộ KH&CN, Tiểu ban còn có Tổ chuyên gia - hoạt động như một tổ chức tư vấn thường xuyên, giúp Tiểu ban chỉ đạo và triển khai các hoạt động chuyên môn. Việc kiện toàn bộ máy Tiểu ban Khoa học tự nhiên là bước tiến mới của UBQG UNESCO Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đồng thời khẳng định sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ KH&CN với UBQG UNESCO Việt Nam cũng như vai trò của nghiên cứu khoa học trong các hoạt động của UBQG UNESCO Việt Nam nói riêng và tổ chức UNESCO nói chung. Tham dự lễ công bố Quyết định có Thứ trưởng Phạm Công Tạc, Tổng thư ký UBQG UNESCO Việt Nam Phạm Sanh Châu, các thành viên trong Tổ chuyên gia và đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành có liên quan. Trước đây, Tiểu ban Khoa học tự nhiên đã có một số hoạt động nhất định. Để tiếp tục kiện toàn UBQG UESCO Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 30/1/2011. Trên tinh thần đó, ngày 03/4/2015, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã ký ban hành Quyết định 632/QĐ về việc kiện toàn Tiểu ban Khoa học tự nhiên thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và Tổ chuyên gia của Tiểu ban trực thuộc Bộ KH&CN. Tuy mới hoạt động theo quy chế này nhưng Tiểu ban đã có một số hoạt động cụ thể, trong đó có việc phối hợp với UBQG UNESCO và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tiếp tục triển khai Dự án tiền khả thi về việc thành lập Trung tâm khoa học dạng 2 được UNESCO công nhận và bảo trợ. Ngoài ra, Tiểu ban đã tổ chức các cuộc họp chuyên đề theo từng chương trình quốc tế với các nhà khoa học là Chủ tịch Ủy ban các chương trình như Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP), Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học (IOC), Chương trình con người và Sinh quyển (MAB), Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (IGCP)… nhằm tìm hiểu rõ hơn hoạt động của các Chương trình đã triển khai từ trước tới nay. Tiểu ban đã đưa vào Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường các nội dung ưu tiên hỗ trợ các tiểu ban chuyên môn gồm: Chương trình Hải dương học liên chính phủ (IOC) thuộc Viện Hàn lâm và Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP) và Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (ICGP) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,…
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm Về phương hướng hoạt động năm 2016 và trong giai đoạn tới, Tiểu ban sẽ tiếp tục hỗ trợ UBQG Chương trình Con người và Sinh quyển các nhiệm vụ cấp quốc gia nghiên cứu cho các Khu dự trữ sinh quyển; Hỗ trợ các Tiểu ban chuyên môn khác các nhiệm vụ cấp quốc gia trên cơ sở đề xuất của UBQG UNESCO Việt Nam; Xây dựng kế hoạch hỗ trợ 02 Trung tâm quốc tế về Toán và Vật lý thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khi được UNESCO công nhận và bảo trợ; Xây dựng kế hoạch truyền thông cho các hoạt động của Tiểu ban và các tiểu ban chuyên môn; Xây dựng kế hoạch tham gia Chương trình nghiên cứu cơ bản quốc tế của UNESCO (IBRP); Tham gia các hoạt động của UNESCO như Hội nghị toàn thế giới lần thứ 4 về Khu dự trữ sinh quyển vào tháng 3/2016… Cũng tại buổi họp, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận về Dự thảo Quy chế hoạt động của Tiểu ban, cập nhật tình hình hoạt động của UBQG UNESCO Việt Nam… và đề xuất những giải pháp đồng bộ, mang lại hiệu quả cao nhất thời gian tới. Được biết, trên cơ sở đề xuất của UBQG UNESCO Việt Nam và UBQG về Con người và Sinh quyển, Bộ KH&CN đang hỗ trợ 6 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nghiên cứu về các khu dự trữ sinh quyển. Tin, ảnh: Liên Hiệp |