|
|||
Số lượng người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại Trung Quốc năm1994 (18,6 triệu người) nhiều hơn gấp bốn lần năm 1978 . Hai chương trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật: Triển khai ở vùng nông thôn rộng lớn với khoa học hóa nền nông nghiệp và đưa công nghệ vào các ngành công nghiệp quốc doanh. Tiếp thu công nghệ nước ngoài Với quan điểm, Khoa học và công nghệ phải được nội địa hóa, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều công nghệ nước ngoài trong suốt 45 năm qua. Dù vậy, công nghệ giữa Trung Quốc và các nước phát triển vẫn còn khoảng cách. Khi đưa ra quyết định về xuất khẩu công nghệ,Trung Quốc luôn luôn xem xét sẽ học hỏi được gì từ những nhà nhập khẩu. Cụ thể, việc nhập khẩu công nghệ cao vào nước này phải được người Trung Quốc tiếp thu, những công nghệ nhập khẩu không đạt các tiêu chuẩn đó sẽ bị từ chối. Mục tiêu cụ thể (đến năm 2030 một số mục tiêu cụ thể đã được thiết lập ở nhiều lĩnh vực: Duy trì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8-9%. Tập trung duy trì tăng trưởng trong thực phẩm, sản xuất bông và 500 triệu tấn ngũ cốc/ năm. Đạt mức 140 tỷ tấn than; 1,3 ngàn tỷ KW điện. Thúc đẩy sử dụng năng lượng nhiệt điện và các nguồn năng lượng điện hạt nhân; tiết kiệm 3% năng lượng hàng hàng năm Xây dựng một phương án tích hợp đường xe lửa, đường cao tốc, đường thủy và mạng lưới vận chuyển hàng không có khả năng vận chuyển 2,1tỷ tấn hàng hóa hàng năm. Tăng sản xuất thép đến 120 triệu tấn và sản xuất phân bón cho khoảng 120 triệu tấn. Do tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển KH – CN vì vậy mục tiêu tăng chi phí dành cho KH – CN của Trung Quốc ước đạt 1,5% GDP vào năm 2000. Việc cắt giảm ngân sách quốc gia trong các lĩnh vực khác, cũng không thể đáp ứng nhu cầu trên. Các vấn đề quy mô toàn cầu như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, sa mạc hoá và phá hủy tầng ozone chỉ có thể được giải quyết thông qua hợp tác quốc tế. Các khuyến khích đầu tư mạo hiểm thông qua điều chỉnh chính sách thuế ưu đãi đầu tư, sự phát triển toàn diện của luật tài chính và các quy định, và sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán sẽ làm cho đầu tư ở Trung Quốc hấp dẫn hơn. Cấp lãnh đạo cần phải hiểu biết tốt hơn về khoa học và công nghệ. Các công cụ hành chính và pháp luật thích hợp nên được sử dụng để loại bỏ các hoạt động mê tín dị đoan và tôn giáo. Báo cáo "Khoa học và Giáo dục vì một Trung Quốc thịnh vượng" cũng đề cập đến việc xem xét làm thế nào Trung Quốc có thể nuôi sống mình, trước thách thức bùng nổ dân số. Trung Quốc cần học hỏi gì từ những chính sách KH- CN của các nước khác? Những bài học ứng dụng KH-CN trong quân sự và chiến lược phát triển KH-CN tổng thể của Trung Quốc hậu gia nhập WTO khi quốc gia này sẽ đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt với nước ngoài ngay trong nước để bảo vệ thị trường nội địa. Quyết định của ĐCS TQ về thúc đẩy phát triển Khoa học công nghệ Ngày 6/5/1995, ngay trước khi khai mạc hội nghị đã ban hành "Quyết định của Uỷ ban Trung ương ĐCS Trung Quốc và của Hội đồng Nhà nước về tăng tốc của tiến bộ trong Khoa học và Công nghệ”(cả quốc doanh và tư nhân) nhằm đạt được mục tiêu dành cho R & D 1,5% GDP vào năm 2000. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh khoa học và công nghệ là chìa khóa chủ đạo của phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà khoa học Trung Quốc trực tiếp hướng nghiên cứu vào các vấn đề như kiểm soát dân số, an toàn lương thực, môi trường (bao gồm công nghệ giảm ô nhiễm), và y tế công cộng (phát triển dược phẩm). Quyết định này cũng kêu gọi một cuộc cải cách và cơ cấu lại khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khoa học phải ra khỏi các viện nghiên cứu thành những ứng dụng tại các doanh nghiệp sản xuất tư nhân. Các viện nghiên cứu do Nhà nước quản lý liên doanh, hợp tác với các công ty trong nước và nước ngoài, tự quyết định hướng nghiên cứu và tự chịu trách nhiệm về lợi nhuận hoặc thua lỗ . Dòng chảy của nhân lực, thông tin và vốn phải trở nên nhanh hơn và suôn sẻ hơn để các công ty có thể định hướng chương trình nghiên cứu của mình theo nhu cầu thị trường (và do đó thị trường sẵn sàng đầu tư để nghiên cứu). ”Hãy để thị trường hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng” Phát biểu tại hội nghị ngày 26/5/1995, Chủ tịch ĐCS TQ Giang Trạch Dân khẳng định KH - CN là chìa khóa để kinh tế của Trung Quốc tiến bộ. Ông nhắc nhở các đại biểu về những lời của Chủ tịch ĐCS TQ Đặng Tiểu Bình: "Khoa học và Công nghệ là nhạc trưởng của sản lượng". Ông kêu gọi một sự chuyển dịch cơ cấu của các học viện khoa học và công nghệ . Ông cũng cho biết, chính phủ tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu cơ bản .Trong khi nghiên cứu ứng dụng phải di chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước ra các phòng thí nghiệm nghiên cứu tư nhân. Ông đã đưa ra một khẩu hiệu trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu "Bình ổn một mặt, nhưng hãy để bên kia được tự do" . Nhiều nhà lãnh đạo khác phát biểu rằng KH - CN đã chiếm đến 60% trong sự tăng trưởng GDP ở các nước đã phát triển. Chủ tịch Ủy ban KH - CN Quốc gia Song Jian, nhắc nhở các đại biểu rằng 100 năm qua, Trung Quốc đã phải chịu đựng những lời lăng mạ của người nước ngoài kể từ khi Chiến tranh Nha phiến năm 1842. Những kinh nghiệm đó đã khiến cho nhân dân Trung Quốc hiẻu rõ về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ. Song thừa nhận rằng mặc dù nhân dân Trung Quốc thông minh và chăm chỉ làm việc nhưng năng suất lao động chỉ mới bằng 1/40 so với các nước tiên tiến. Chỉ có tiến bộ trong khoa học, công nghệ và giáo dục mới cho phép Trung Quốc tăng năng suất lao động và cải thiện cuộc sống của người dân. Ngày nay, chỉ tính riêng khu vực nhà nước đã sử dụng 1,5 triệu nhà khoa học cùng với 18 triệu kỹ sư. Hơn mười năm tới khoảng 10% nhân lực của R & D Trung Quốc sẽ thực hiện các nghiên cứu cơ bản. Cạnh tranh sẽ mang lại sự phân bổ tối ưu cho người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nó sẽ kết thúc chế độ bị xiềng xích bởi đồng tiền bát gạo và hưởng lương nhiệm kỳ suốt đời của một số nhà nghiên cứu. Chỉ bằng ràng buộc chặt chẽ hơn giữa khoa học và công nghệ và nền kinh tế, Trung Quốc sẽ có thể, giống như các nước tiên tiến, nhờ vào khoa học và công nghệ để thúc đẩy hầu hết tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đất Việt |