|
|||
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân tại buổi buổi tiếp ông Norio Owada, Giám đốc Công ty ABI, Nhật Bản diễn ra mới đây. Tại buổi làm việc, ông Norio Owada, Giám đốc Công ty ABI đã giới thiệu với Bộ trưởng về dây chuyền công nghệ bảo quản nông, thủy sản hiện đại có tên gọi là Cells Alive System (CAS) do công ty ABI nghiên cứu, sáng chế. Đây là một công nghệ bảo quản đông lạnh tiên tiến, luôn giữ ở nhiệt độ lạnh từ -35 độ C trở lên nhưng vẫn không phá vỡ các màng và thành tế bào, duy trì được các yếu tố quan trọng cấu thành hương vị trong thực phẩm, nhờ đó giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn, giữ được độ ngon, tươi lâu hơn so với công nghệ đông lạnh truyền thống. Theo ông Owada Norio, công nghệ này hoàn toàn có thể được áp dụng để giúp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng quả vải thiều cũng như các loại rau quả, thực phẩm khác vốn có sản lượng hàng năm lớn và là tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao sự giúp đỡ của ông Norio Owada nói riêng và Tập đoàn ABI nói chung trong thời gian qua, đặc biệt việc đưa vải thiều của Việt Nam sang Nhật Bản vừa qua đã đạt được những tín hiệu tốt đẹp. Bộ trưởng đề nghị ABI tiếp tục giúp Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ CAS và chế tạo thiết bị công nghệ ở Việt Nam. Hy vọng ông Norio Owada dành sự quan tâm hỗ trợ, xây dựng được mô hình chuyển giao, ứng dụng thành công công nghệ CAS trong bảo quản, chế biến vải thiều, từ đó có thể nhân rộng ra áp dụng trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị cho nhiều loại nông sản, hải sản khác.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm Nếu Nhật Bản cho phép nhập khẩu, Việt Nam sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo tất cả những tiêu chuẩn cần thiết để có thể xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên điều quan trọng quả vải phải được bảo quản tại nơi thu hái một cách tốt nhất. Vì vậy Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy bảo quản CAS tại vùng trồng vải, rất mong ngài quan tâm hỗ trợ để có thể xây dựng được nhà máy, Bộ trưởng bày tỏ. Tin, ảnh: Diệu Huyền
|