Theo nhà khoa học Derrick Rossi thuộc Đại học Y Harvard, trưởng nhóm nghiên cứu, tế bào gốc được tạo ra theo phương pháp mới không đòi hỏi những biến đổi gen vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và hứa hẹn nhiều hiệu quả trong quá trình trị bệnh.
Thay vì áp dụng phương pháp truyền thống biến đổi gen thông thường để tạo ra các protein có thể lập trình lại các tế bào trưởng thành thành các tế bào gốc có khả năng sinh sản (iPSC), các nhà khoa học đã phát triển các chuỗi phân tử thông tin tổng hợp RNA biến đổi (còn gọi là RNA biến đổi) để mã hóa các protein, nhưng không hợp nhất với các DNA của tế bào.
Họ đã phát hiện ra rằng việc quản lý các ARN biến đổi đã đẩy mạnh việc tái lập trình các protein trong các tế bào da trưởng thành, những tế bào mà sau đó sẽ chuyển thành các iPSC.
Cũng theo nghiên cứu nói trên, các iPSC với một chuỗi RNA liên kết với sự phát triển tế bào cơ đã khiến cho các tế bào bị phân biệt thành các tế bào cơ. Sự phân biệt này đơn giản, hiệu quả và không có nguy cơ gây đột biến gen.
Tế bào gốc, còn gọi là tế bào nguồn, là những tế bào sơ khai có khả năng biệt hóa và phát triển thành bất cứ loại nào trong khoảng 220 tế bào trong cơ thể.
Khả năng này cho phép chúng hoạt động như một hệ thống "sửa chữa" trong cơ thể, bù đắp cho những tế bào chết đi trong suốt cuộc đời của mỗi sinh vật.
Để có được tế bào gốc, các nhà khoa học phải hủy đi một phôi thai vài ngày tuổi. Đây là một trong những lý do chính gây tranh cãi gay gắt về đạo đức đối với chương trình nghiên cứu tế bào gốc từ nhiều năm nay.
Theo các nhà nghiên cứu, tế bào gốc có thể được sử dụng để đạt được những tiến bộ y học nhằm chữa trị các căn bệnh nan y như ung thư, tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ (Alzheimer) hay liệt rung (Parkinson), hoặc điều trị những chấn thương ở cột sống./.
(TTXVN/Vietnam+) |