
|
|||
Buổi gặp nằm trong chuỗi sự kiện “Những cầu nối – Đối ngoại hướng tới văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á được tổ chức từ ngày 13.11.2012 đến 20.3.2013 do quỹ Hòa bình quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna (Áo) và bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam. Thứ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, trong định hướng nghiên cứu cơ bản, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới hai lĩnh vực hàng đầu là Toán học và Vật lý. Gần đây tại hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 7 năm 2010, Chính phủ Việt Nam cũng đã có chỉ đạo để xây dựng chiến lược phát triển Vật lý đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời đặt ra mục tiêu khai thác tốt nhất các hợp tác song phương với các cộng đồng khoa học quốc tế, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tìm kiếm, trao đổi để có những hoạt động, nghiên cứu chung với các nhà khoa học đầu ngành mà Việt Nam quan tâm. Cũng theo thứ trưởng, trong lĩnh vực vật lý, hướng nghiên mà Việt Nam sẽ tập trung vào bao gồm: Thứ nhất là ứng dụng những kết quả nghiên cứu của vật lý hiện đại vào phát triển kinh tế - xã hội. Thứ 2 là tiếp tục tham gia phát triển một số hướng vật lý hiện đại theo chiều hướng có chọn lọc phù hợp với tiềm lực của Việt Nam. Có thể kể đến là vật lý lý thuyết và vật lý tính toán, vật lý y học, khoa học vật liệu và vật liệu Nano... "Việc Giáo sư Douglas D. Osheroff tới thăm và làm việc với Bộ KH&CN cũng như cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam hôm nay là một hoạt động mang dấu ấn để khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo giữa hai bên. Chúng tôi cho rằng hướng phát triển này của Việt Nam chỉ thành công khi có sự phối hợp trực tiếp của các Giáo sư hàng đầu thế giới", thứ trưởng nhấn mạnh. Thứ trưởng Chu Ngọc Anh chụp ảnh lưu niệm cùng GS.Douglas D. Osheroff và đoàn công tác Giáo sư Douglas D. Osheroff cũng cho biết, ông rất vui mừng với những hoạt động tham gia tại Việt Nam trong chuyến công tác lần này. Sự kiện ngày hôm nay sẽ giúp cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được mạnh mẽ hơn GS. Khẳng định, để ngành Vật lý Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa, phía Việt Nam có thể cử các sinh viên sang Hoa Kỳ học tập và nghiên cứu một thời gian ngắn. “Tôi sẽ cố gắng kết nối để việc này có thể thực hiện được và hy vọng trong thời gian tới sự kết nối, hợp tác trong nghiên cứu vật lý cũng như trong nhiều lĩnh vực khác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ được thúc đẩy mạnh hơn”. Tin, ảnh: Hoàn Hiệp
|