|
|||
- PV: Bộ trưởng đánh giá thế nào về sự phát triển KH&CN của các nước ASEAN thời gian qua? - PV: So với các nước ASEAN, KH&CN của Việt Nam đang đứng ở vị trí nào và chúng ta cần có chiến lược phát triển KH&CN như thế nào, thưa Bộ trưởng? - Bộ trưởng Nguyễn Quân: KH&CN Việt Nam đang đứng ở bậc giữa các nước ASEAN. Chúng ta có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và trình độ tương đối cao, được đào tạo bài bản ở các nước phát triển. Do xuất phát điểm thấp nên Việt Nam mới chỉ vượt qua ngưỡng của các nước nghèo nên phát triển KH&CN của Việt Nam còn khiêm tốn, chưa đạt trình độ cao so với một vài nước trong khu vực như Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tuy nhiên, trình độ KH&CN của Việt Nam cũng đã tương đương hoặc cao hơn một số nước trong khu vực. Đây cũng là lợi thế để chúng ta hợp tác với các nước khác trong khu vực nhằm học hỏi các nước đi trước và hỗ trợ các nước đi sau mình.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân - PV: Được biết, nội dung cốt lõi trong hợp tác KH&CN của khối ASEAN đưa ra tại Sáng kiến Krabi với tiêu đề "Khoa học, Công nghệ và Sáng tạo vì một ASEAN cạnh tranh, bền vững và hội nhập". Vậy, thời gian qua Sáng kiến Krabi đã được thực hiện ra sao, thưa Bộ trưởng? - Bộ trưởng Nguyễn Quân: Sáng kiến Krabi được đưa ra trong cuộc họp không chính thức của Hội nghị Bộ trưởng KH&CN các nước ASEAN tại Thái Lan. Đến nay, một số nội dung của Sáng kiến Krabi đã được các nước thành viên tích cực thực hiện. Đây là Sáng kiến nằm trong tổng thể về chương trình hành động của các nước ASEAN về KH&CN và cũng là nhiệm vụ tương đối quan trọng kéo dài từ nay đến năm 2017. Năm nay mới là năm đầu tiên thực hiện sáng kiến Krabi. Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất được một số nội dung. Ví dụ như việc sử dụng Quỹ khoa học của các nước ASEAN. Nhằm tăng cường sự hợp tác KH&CN giữa các nước thành viên ASEAN, cuộc họp tại Thái Lan cũng đã đưa ra những bài học kinh nghiệm khẳng định vai trò quan trọng của việc ứng dụng các thành quả KH&CN. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc ứng dụng có hiệu quả các thành quả KH&CN và đổi mới gồm 6 nội dung: tăng cường cam kết đảm bảo thực hiện kế hoạch hành động đã được các bên thông qua bao gồm cả việc sẵn sàng huy động tài nguyên; tăng cường sự phối hợp thực hiện giữa các cơ chế một cách hiệu quả; thúc đẩy việc áp dụng các hệ thống theo dõi và đánh giá có hiệu quả; vận dụng cách tiếp cận theo hướng các chương trình/dự án để phát triển những cơ hội hợp tác; thực hiện công tác dự báo về KH&CN; thúc đẩy hệ thống tư vấn hỗ trợ cho ASEAN COST bằng cách tăng cường các nguồn lực cho Ban thư ký ASEAN. Trong đó, Việt Nam và Philippines đề xuất một nhiệm vụ chung là nghiên cứu về biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của các nước trong khu vực. Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với các nước thành viên của ASEAN thúc đẩy quá trình thực hiện cả 6 nhiệm vụ mà sáng kiến Krabi đã đặt ra. - PV: Hiện nay, hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN có khó khăn gì và trong thời gian tới chúng ta nên làm thế nào để hợp tác ASEAN tốt hơn trong lĩnh vực KH&CN, thưa Bộ trưởng? - Bộ trưởng Nguyễn Quân: Khó khăn lớn nhất của các nước thành viên ASEAN về KH&CN đó là trình độ phát triển của 10 nước thành viên ASEAN hiện nay còn rất khác nhau. Vì thế, sự hợp tác trong quá trình nghiên cứu cũng như xây dựng nhiệm vụ chung chưa đạt được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, các nước ASEAN cùng chung ý chí nên đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị hợp tác và có sự đồng thuận cao, cùng nhất trí sẽ nghiên cứu 6 nội dung trong Sáng kiến Krabi và nhiều hoạt động khác nhằm bảo đảm sự bền vững cho cộng đồng các nước ASEAN. - PV: Theo ông đánh giá, thế hệ trẻ Việt Nam rất năng động, dễ tiếp thu, học hỏi những cái mới. Vậy để khuyến khích sự phát triển của các cán bộ KH&CN, nhất là cán bộ trẻ, Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp tích cực hỗ trợ đội ngũ cán bộ KH&CN trong nước như thế nào, thưa ông? - Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước về KH&CN tương đối tích cực. Trong các nghị quyết của Đảng luôn luôn đề cập đến sự phát triển KH&CN, coi đó là quốc sách hàng đầu và là động lực then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Các trường đại học, viện nghiên cứu đã được nhà nước đầu tư nhiều phòng thí nghiệm tương đối tốt, có những phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới, có chính sách thu hút nhân lực trình độ cao,... Nhà nước cũng quan tâm hỗ trợ các đề tài khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Bộ, cấp Nhà nước. Chúng ta cũng có dự án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị nhà nước theo Đề án 322, cũng có những chương trình đào tạo cho các địa phương như chương trình đào tạo 1.000 cán bộ KH&CN ở TP HCM, chương trình ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều chương trình của các địa phương khác. Các thế hệ cán bộ khoa học trẻ của Việt Nam rất sáng tạo, năng động, có thể làm chủ được các tiến bộ KH&CN. Vì thế, tôi mong thế hệ trẻ hãy tận dụng những cơ hội mà Đảng và Nhà nước tạo ra để có những đóng góp to lớn thúc đẩy sự phát triển của KH&CN nói riêng và sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. - Xin cảm ơn Bộ trưởng! Nguyễn Hạnh - Phương Nga thực hiện |