|
|||
Các đồng nghiệp Nhật Bản rất quan tâm tới loại vắc-xin này và có kế hoạch dùng nó để giảm mức xạ nhiễm ở những người đang giải quyết hậu quả sau khi thảm họa ở nhà máy hạt nhân Fukushima-1 xảy ra.
Theo Vyacheslav Maliyev, trưởng khoa công nghệ sinh học, TT Nghiên cứu Vladikavkaz, các nhà khoa học Nga hiện đang hợp tác với chuyên gia NASA và loại vắc-xin này hứa hẹn sẽ sớm ra mắt.
Các nhà sinh học phóng xạ Mỹ đã tham gia nghiên cứu từ năm 2006 sau khi vắc-xin do Nga và do Mỹ tạo ra và tiến hành thử nghiệm trên động vật. Các động vật này bị cho nhiễm xạ ở nhiều mức và không thể sống lâu hơn 7 ngày, đã được tiêm 1 trong 2 mũi vắc-xin. Những động vật được tiêm vắc-xin do Mỹ sản xuất đã sống sót. 2 tháng sau, các nhà khoa học kiểm tra lại và không có sự bất thường nào trong cơ thể chúng.
Sau đó, các nhà khoa học Nga và Mỹ đã cùng hợp tác để chế tạo vắc-xin trên cả động vật và người. Loại vắc-xin mới này có tác dụng ngay cả với mức phóng xạ vượt chuẩn cả nghìn lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Vladikavkaz cho biết vẫn chưa có kế hoạch để dùng vắc-xin này. Bởi sẽ phải mất vài năm để thử nghiệm thuốc chống phóng xạ này vì phải tính tới trường hợp quá trình phóng xạ tác động tới ADN.
Theo Trưởng phòng thí nghiệm của TT Thuốc phóng xạ và cấp tính của Bộ Khẩn cấp Liên bang Nga Woldemar Tarita cho biết: “Cách đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất để giảm ảnh hưởng của phóng xạ là các loại thuốc có i-ốt làm thành phần cơ bản giúp bảo vệ tuyến giáp. Nhưng việc sử dụng phải hết sức thận trọng vì quá liều sẽ gây ra các phản ứng không tốt như dị ứng, nổi mẩn, sốt và các chứng viêm da”.
Tarita cũng khẳng định: “Khi các đội cứu hộ Nga trở về từ Nhật (150 người), họ cũng sẽ phải làm các xét nghiệm nhiễm phóng xạ tại TT All-Russian ở St.Petersburg”. Tất cả những người này đều được trang bị máy quang phổ. Đây là một thiết bị làm bằng sắt mà sẽ phát hiện ra các chất phóng xạ nhiễm vào cơ thể.
Theo Dân trí |