|
|||
Nuôi cá bằng mô hình lồng bè là hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở nước ta. Nuôi cá bằng lồng phát triển mạnh ở các vùng có sông ngòi, ao hồ lớn nhỏ… và các hồ thủy điện. Mô hình nuôi cá bằng lồng từ lâu đã mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, mô hình nuôi cá bằng lồng ngày càng phát triển và lan tỏa khắp mọi vùng miền của cả nước được nhiều người quan tâm, góp phần tạo ra công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Mô hình nuôi cá bằng lông có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, nuôi mật độ cao, dễ thu hoạch, chi phí ban đầu không cao… Tuy nhiên, mô hình nuôi cá bằng lồng hiện nay cũng có nhiều hạn chế như công nghệ lồng nuôi hiện tại chưa đáp ứng được điều kiện vùng lòng hồ, vật liệu làm lồng chủ yếu là bằng gỗ, tre mét, kim loại...thời gian sử dụng ngắn chỉ 1-2 năm là phải sửa chữa khiến cho chi phí lồng nuôi trong quá trình nuôi cá lồng tăng cao. Nếu nhập công nghệ lồng nuôi hiện đại ở nước ngoài thì chi phí rất cao. Hệ thống lồng nuôi cá của Thạc sỹ Hợi gồm 4 bộ phận chính: khung lồng, giá nâng lưới, túi lưới, neo. Khung lồng gồm 1 vòng phao nổi đuợc làm bằng nhựa HDPE theo hình tròn hoặc hình vuông giúp định hình thể tích túi lưới ở phía trên mặt hồ. Giá nâng lưới mặt kết hợp chức năng giữ thức ăn không cho thức ăn bị trôi ra ngoài mỗi khi có sóng gió. Túi lưới giữ cho cá không bị ra ngoài. Chất liệu của lưới được làm bằng polyetylen chống tia cực tím mặt trời, chống lão hóa giúp cho tuổi thọ của lưới đuợc kéo dài. Phía dưới nước các đầu của túi lưới được móc vào các hòn chì nhằm cố định lưới theo phương thẳng đứng giúp định hình thể tích túi. Cuối cùng là Neo giúp cố định lồng theo một vị trí nhất định và tự điều chỉnh lồng nổi lên hay chìm xuống theo mực nước hồ chứa. Với kết cấu khá đơn giản nên việc lắp đặt, thi công và vận hành hệ thống lồng rất dễ dàng mà giá thành lại rẻ chỉ bằng một nửa các hệ thống được làm bằng tre, bằng gỗ. Do tác giả đã sử dụng các chất liệu có độ bền cao, dễ kiếm ngoài thị trường nên tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Độ đàn hồi tốt nên hệ thống lồng nuôi có của anh Hợi dễ dàng thích nghi với những nơi có sóng to gió lớn. Ngoài ra, tác giả còn tích hợp hệ thống cho ăn tự động bằng việc thiết kế thêm một thùng chứa thức ăn hình nón có độ cao cao hơn mặt nước. Các viên thức ăn theo quán tính sẽ rơi xuống dưới nước qua các ống dẫn. Người nuôi chỉ việc ngồi ở trên quan sát các lồng, điều chỉnh các van để lượng thức ăn vào lồng cho hợp lý. Chỉ những chi tiết nhỏ này thôi nhưng cũng đã giúp cho những hộ nuôi trồng có quy mô lớn giảm thiểu được tối đa nhân công và thời gian chăm sóc. Hiện Thạc sỹ Hợi đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến để đưa hệ thống lồng này ra biển để nuôi trồng thủy sản. Khó khăn trong việc triển khai khi đưa ra biển đó chính là công tác vệ sinh lưới lồng. |