|
|||
Techmart: hình thức hoạt động linh hoạt của thị trường công nghệ Thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) được coi là một loại hình thị trường quan trọng cấu thành nên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách (Luật KH&CN, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao,...) nhằm hỗ trợ các hoạt động KH&CN theo cơ chế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm KH&CN được mua, bán thuận lợi; khuyến khích gắn kết hoạt động nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Kết nối cung - cầu công nghệ thực chất là việc cung cấp thông tin về thị trường công nghệ thông qua các mô hình hội chợ triển lãm truyền thống, techmart (thường xuyên, không thường xuyên; đa ngành, chuyên ngành ở các quy mô khác nhau), techmart ảo và các hình thức khác.
Giá trị kinh tế từ các hoạt động này ngày càng tăng. Techmart Việt Nam ASEAN+3 đã có gần 2.000 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết tổng giá trị 1.718 tỷ đồng đã chứng tỏ sức mua và khả năng đáp ứng “cung – cầu” trên thị trường công nghệ ở nước ta. Techmart ảo cũng thu hút 10.000 lượt người truy cập. Còn Techmart Vùng Đồng bằng sông Hồng 2010, mặc dù là Techmart Vùng nhưng cũng đã có gần 200 hợp đồng, bản ghi nhớ ký kết, tổng giá trị hơn 457 tỷ đồng. Techmart Thủ đô 2010 cũng đã có 150 hợp đồng, bản ghi nhớ ký kết, tổng trị giá lên đến 410 tỷ đồng. Mới đây, nhằm thúc đẩy giao dịch công nghệ, kết nối cung - cầu công nghệ trong và ngoài nước, Việt Nam đã tham gia và chính thức có tên trong Hệ thống Trao đổi công nghệ và tài sản toàn cầu Nam – Nam (SS-Gate). Đây là cơ hội tốt để các nhà khoa học và doanh nghiệp của Việt Kết nối cung - cầu qua SS – Gate: Nhiều khó khăn được tháo gỡ SS – Gate là hệ thống giao dịch công nghệ trực tuyến cho phép các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển có thể hợp tác và trao đổi công nghệ, tài sản trí tuệ và nguồn lực tài chính trong một môi trường an toàn, minh bạch. Thông qua SS – Gate, doanh nghiệp và người dùng được cung cấp dịch vụ công nghệ, thông tin về giá cả thị trường, giao dịch và đào tạo trong lĩnh vực liên quan. Tính đến nay, SS-Gate đã xây dựng được một mạng lưới toàn cầu về tài sản và chuyển giao công nghệ với 25 trạm ở 23 quốc gia và 2 trạm được thiết lập ở các nước đã phát triển là Hoa Kỳ, Áo. SS – Gate đang trở thành sàn giao dịch lớn, sở hữu đa dạng các nguồn lực hướng đến các nước đang phát triển.
Hội thảo về kết nối cung - cầu công nghệ qua cổng chuyển giao Nam - Nam ngày 18/6/2010 tại Hà Nội. Ảnh: NH
Ông Han Bo, Giám đốc Mạng và đối tác của SS – Gate cho rằng, SS - Gate có thể cung cấp một loạt các giải pháp thực tế cho những thách thức này như: thiết lập một cơ chế “vốn + công nghệ” mới giúp các nước đang phát triển giải quyết các khó khăn; thiết lập sàn giao dịch thông tin quốc tế chung; tạo cơ chế thị trường mở để đảm bảo các nước đang phát triển mua được công nghệ với giá hợp lý. Ông Han Bo nhấn mạnh, việc thiếu hụt các nguồn tài chính cũng là khó khăn lớn. Các nguồn tài trợ được cung cấp dưới dạng ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) của các nước công nghiệp, viện tài chính quốc tế có thể không thỏa mãn nhu cầu tài chính với các nước đang phát triển. SS – Gate sẽ giúp đỡ các nước đang phát triển bằng cách giới thiệu thị trường vốn không tiêu chuẩn, hỗ trợ trong việc mua, ứng dụng công nghệ sau khi chuyển giao. Tháng 6/2010, đại diện Bộ KH&CN đã chính thức ký văn bản hợp tác ba bên giữa Bộ KH&CN Việt Nam - đại diện Chính phủ Việt Nam; đại diện của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và đại diện lãnh đạo SS – Gate. Điều đó khẳng định, SS – Gate chính thức thiết lập và hoạt động ở Việt Việc tham gia trực tiếp, tích cực vào SS – Gate là một trong những kênh, công cụ quan trọng để chúng ta thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển thị trường công nghệ, đặc biệt thúc đẩy giao dịch công nghệ, kết nối cung - cầu công nghệ trong và ngoài nước; hỗ trợ các viện, trường, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, các tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác liên doanh, nâng cao năng lực sản xuất. Kết quả và tác động của các hoạt động nhằm phát triển thị trường công nghệ đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Song, để TTCN thực sự phát triển và có vai trò tương xứng trong phát triển kinh tế - xã hội, tại Techmart Thủ đô 2010 Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp đồng bộ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, chế thử đến khâu thương mại hóa sản phẩm công nghệ, thiết bị. Ngay từ khâu nghiên cứu cần bám sát với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh; sớm hình thành các cơ sở nghiên cứu trong những tập đoàn kinh tế lớn để tiếp nhận các kết quả nghiên cứu, công nghệ từ các cơ quan nghiên cứu, trường, viện trong và ngoài nước nhằm chủ động phát triển và hoàn thiện công nghệ tạo ra các sản phẩm chủ lực trong từng ngành; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN; xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ,… Nguyễn Hạnh
|