|
|||||
Đã gần 10 năm kể từ ngày Việt Nam có quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên, một chặng đường đầy thăng trầm đã qua. Những tưởng khủng hoảng tài chính đã "đánh gục" hoàn toàn công đồng khởi nghiệp non trẻ nước ta, những thực tế lại có vẻ khá...triển vọng. 1- Sự ủng hộ đầy tích cực từ chính phủ giành cho cộng đồng khởi nghiệp Gần đây, tôi có dịp trao đổi với một nhà đầu tư trẻ, anh là một nhà sáng lập một quỹ đầu tư trong nước đã thực hiện rất nhiều thương vụ đầu tư trong thời gian vài năm gần đây. Đáp lại các ý kiến cho rằng vai trò hỗ trợ của chính phủ quá ít giành cho khởi nghiệp, nhà đầu tư đặt ngược lại câu hỏi: "So với nhiều năm trước, có bao giờ startup VN cảm thấy tiếp cận với Chính phủ dễ dàng hơn trước? Startup chưa thể hiện đóng góp được gì nhiều nhưng đại diện chính phủ đã thể hiện sự cổ vũ bằng cách tham dự nhiều sự kiện startup". Quả thật, tôi cũng hơi ngạc nhiên khi thấy gần đây các sự kiện về startup có sự xuất hiện khá nhiều từ các lãnh đạo Chính phủ. Một ví dụ tiêu biểu là sự kiện Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ (Silicon Valley) Việt Nam ra mắt 9 công ty đầu tiên được đầu tư từ chương trình, đã có sự xuất hiện và ủng hộ từ Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đặng Huy Đông.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Nguyễn Quân (thứ tám hàng trên, từ trái sang), Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Đặng Huy Đông (thứ bảy, từ trái sang hàng trên), Ban điều hành Đề án Silicon Valley Việt Nam chụp hình luu niệm cùng team LoanVi.com - Ảnh: Hải Nguyễn Ngoài ra, ông Cục Trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Phạm Hồng Quất, cũng có buổi gặp mặt thân mật 14 nhà nghiên cứu khoa học sẽ tham dự chương trình hợp tác thương mại hoá công nghệ tại London. Đây là một dấu hiệu cho thấy Chính phủ đã có những động thái ủng hộ cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam rõ rệt hơn. 2- Nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ từ chính phủ Bộ Khoa học Công nghệ triển khai dự án FIRST, “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ, có tổng vốn 110 triệu đô la Mỹ được kỳ vọng sẽ là một trong những nguồn hỗ trợ khổng lồ nhất từ Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới giành cho khởi nghiệp công nghệ nước ta. Theo quan điểm cá nhân tôi, nếu FIRST có vẻ hơi "quá sức" với một số startup công nghệ còn ở giai đoạn ươm tạo, thì các startup có thể nhắm đến hai chương trìnhh: Vườn ươm Silicon Valley Việt Nam (đầu tư 10.000 USD cho khoảng 5-10% cổ phần) và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (VSF).
Bên cạnh Bộ KHCN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chính thức "lên tiếng": khởi đầu bằng các giải pháp cải thiện mọi trường đầu tư như Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi). Ngoài ra, Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp Việt Nam”, (VIIP), với trọng tâm tài trợ các startups trong các lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Nông nghiệp, Thuỷ sản, Y học. 3- Sự kết nối và hỗ trợ từ các cơ quan Ngoại giao các nước Đầu tiên, một đại diện rất năng nổ là bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, thông qua các hoạt động chia sẻ và hỗ trợ của bà tại các sự kiện kinh doanh, khởi nghiệp công nghệ như Hội nghị Startup Vietnam, Viet Youth Entrepreneurs, cũng như các sự kiện về nông nghiệp ở Cần Thơ. Đại sự quán Anh quốc cũng mở đầu các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp bằng chương trình "Leaders in Innovation Fellowship", trực tiếp đưa các nhà nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp công nghệ sang tập huấn và trao đổi hợp tác ở London trong 2 tuần. Tôi đã kể bạn nghe việc tôi gặp Đại sứ Israel ở Hub.IT (một không gian làm việc chung ở Hà Nội) chưa nhỉ. Bà đến gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng startup tại Hà Nội. Ngay sau đấy, 4 startup nước ta đã có chuyến đi giao lưu tại Israel. Và cuối cùng, đừng quên giai đoạn 2 của chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo (IPP) của Chính phủ Phần Lan hợp tác với Bộ KHCN. Đây là Quỹ hỗ trợ các startup thông qua 3 chương trình: Học bổng đổi mới sáng tạo, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo, dự án đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
|