|
|||
Đây là những chia sẻ của PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) bên lề diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Việc chúng ta tụt hạng không có nghĩa là không phát triển nhưng các nước khác cũng đã cố gắng rất nhiều. Đây là thách thức lớn của Việt Nam. Vấn đề phải đối mặt chính là: chúng ta vẫn là thị trường có giá tốt nhất trên thế giới nhưng lại thiếu nguồn nhân lực. Những quốc gia gia công phần mềm (outsourcing)hàng đầu đào tạo được 3 vạn nhân lực mới mỗi năm trong khi Việt Nam chỉ đào tạo ra 4.000 người mỗi năm. Do đó, họ tiến nhanh hơn, nếu chúng ta không quyết liệt lên thì khó tránh khỏi bị tụt hạng.
Ngoài những khó khăn mang tính vĩ mô, trong các công ty cũng đang gặp khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản nguyên nhân chính là sản phẩm không có sức cạnh tranh, chi phí, giá thành cao, khả năng vượt khó kém.
Tuy nhiên, những DN nằm trong khối xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng vì Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh trong lĩnh vực outsourcing. Các DN làm dịch vụ có giá trị công nghệ cao cũng vẫn có cơ hội phát triển trong nước. Còn những DN liên quan đến phần cứng, bán lẻ là chính thì gặp khó khăn nhiều.
Đó là bài toán rất quan trọng cần phải giải quyết. Khi chúng ta coi đó là vấn đề và quyết tâm thực hiện, thì chúng ta sẽ làm được, nhưng cái chính chúng ta có nhận thức được đấy là vấn đề đang cản trở chúng ta hay không.
Lượng học sinh vào các trường, ngành CNTT đang giảm so với trước đây là hệ quả của cả một giai đoạn phát triển, gọi là bong bóng trong giai đoạn vừa qua. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng phải chọn con đường làm giàu dễ nhất là hãy đến với ngân hàng, bất động sản… Đó đều là những lĩnh vực phi sản xuất, một nguồn lớn tài năng đã bị kéo vào giá trị ảo. Trong khi báo cáo của Chủ tịch liên minh CNTT thế giới đã khẳng định hướng đi đúng là phải chuyển từ tiêu dùng sang sản xuất, nghĩa là chúng ta phải sản xuất tạo ra một giá trị thực. Đấy là vấn đề mà thanh niên Việt Nam, các gia đình và cả ở cấp vĩ mô cũng cần nhìn nhận lại.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là, thị trường đang lớn hơn năng lực cung cấp của chúng ta. Chỉ đơn cử như ở FPT, một năm chúng tôi dự kiến tuyển trên 1.000 người, thế nhưng không bao giờ tuyển được đủ chỉ tiêu, thường xuyên thiếu khoảng 300 người. Thực sự, có đại học FPT mà vẫn chưa đủ…/.
Xin cảm ơn ông!
|