|
|||
Chậm nghiên cứu, chuyển giao KH&CN Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua nhưng về căn bản, cơ cấu nông nghiệp chưa có thay đổi về chất, nông nghiệp, nông thôn đang bộc lộ một số hạn chế, tồn tại như: Năng suất, chất lư¬ợng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, nhất là rau quả, sản phẩm chăn nuôi. Phần lớn nông sản xuất khẩu ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng rất thấp, chưa có thương hiệu, mẫu mã bao bì chưa phù hợp. Chỉ số cạnh tranh của các ngành hàng nông lâm, thuỷ sản chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình của thế giới. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất thâm canh, sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trưởng và tạo ra nhiều chất thải của các vùng chăn nuôi tập trung, nuôi thủy sản tập trung, các vùng chuyên canh cây trồng thâm canh như bông, nho, rau...tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh. Ông Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay trong ngành nông nghiệp việc ứng dụng KH&CN còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Một số lĩnh vực đã có công nghệ mới như¬ng chậm hoặc ít được chuyển giao vào sản xuất hoặc khoa học, công nghệ chưa tác động được nhiều như chè, dâu tằm, rau, nhiều loại cây ăn quả, chăn nuôi,...
Nhưng sự phát triển chưa thực sự bền vững (ảnh: H.A) Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều mặt vẫn còn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán, có nơi thậm chí chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu. Nguồn nhân lực được đào tạo, có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp, mặt khác, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải tuân theo các quy luật sinh học của cây trồng, vật nuôi nên phải có thời gian mới đem lại kết quả. Hơn nữa, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét với tần suất thiên tai ngày càng dày, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân, ông Cao Đức Phát nhận định. Đồng quan điểm trên, ông Diệp Kỉnh Tần- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ ra nguyên nhân do nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho quản lý, sản xuất kinh doanh còn thiếu rất nhiều trong khi đó các năm gần đây, xu hướng người học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ngày càng giảm; tỷ lệ lao động nông thôn đ¬ược đào tạo còn thấp (đến năm 2010 mới có 15,5%), trong khi lợi thế cạnh tranh về lao động giá rẻ đang ngày càng giảm. Mạng l¬ưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công ở cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ kỹ thuật để làm tốt công tác chuyển giao khoa học công nghệ. Cần đổi mới đồng bộ chính sách đầu tư Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều mặt vẫn còn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán, có nơi thậm chí chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhân lực được đào tạo, có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Mặt khác, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải tuân theo các quy luật sinh học của cây trồng, vật nuôi nên phải có thời gian mới đem lại kết quả. Nguyên nhân của sự chậm chễ này ông Cao Đức Phát cho rằng, đó là sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét với tần suất thiên tai ngày càng dày, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Thêm nữa, dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy mô rộng cho cả cây trồng, vật nuôi, một số loại bệnh có nguy cơ lây lan sang người, gây khó khăn ổn định kinh tế xã hội trong khi khả năng và nguồn lực cho phòng chống khắc phục còn hạn chế. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp và chưa có sự hợp lý trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn và đã được tập trung khai thác mạnh. Đây là những thử thách khó khăn mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt. Biện pháp nhằm giải quyết thực trạng này, ông Diệp Kỉnh Tần cho rằng, cần ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án về chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và lao động nông thôn xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (bao gồm cả thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản); tập trung vốn đầu tư cho các chương trình, dự án có khả năng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đối với các lĩnh vực: Lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp và thủy lợi. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ phổ biến và hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất tốt (GAP), công nghệ cao; hỗ trợ sản xuất có xác nhận. Tăng hạn mức và kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng đối với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng cây,con. Tăng cường ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư sản xuất liên kết khép kín được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn trả nợ phù hợp. Áp dụng thuế suất xuất khẩu cao đối với các loại nông, lâm thủy sản thô nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô và khuyến khích đầu tư công nghiệp chế biến trong nước. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chia sẻ để ngành nông nghiệp phát triển mạnh, ứng dụng nhiều nữa những kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất thì cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính, công chức sự nghiệp, chuyên gia giỏi về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập quốc tế.
HA |