Bản in
Tàu thủy cao tốc TT400: “Con rồng” của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
Việc thiết kế thi công và chế tạo thành công tàu thủy cao tốc phục vụ lực lượng cảnh sát biển (TT400) của Công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là Nhà máy Z173) đã mở ra một hướng đi mới cho công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam. Vươn lên làm chủ công nghệ.

Những năm gần đây, công nghệ đóng tàu đang có buớc phát triển mạnh mẽ, trong xu thế đó, ngành đóng tàu quân sự cũng có buớc phát triển nhanh chóng. Từ chỗ chỉ đóng các tàu, xuồng vận tải phục vụ quốc phòng và kinh tế, các doanh nghiệp đóng tàu quân đội đã vuơn lên và từng buớc tiếp cận làm chủ công nghệ đóng tàu tiên tiến.

Nhiều chủng loại tầu đuợc khách hàng trong và ngoài nuớc tín nhiệm như tàu phục vụ tuần tra kiểm soát trên biển, tàu ứng phó sự cố tràn giàu, tàu tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, tàu khảo sát đo đạc biển, tàu chở quân, tàu vận tải kết hợp quân y và các tàu vận tải xuất khẩu.

KS. Bùi Duy Chinh, đồng tác giả của cụm công trình vinh dự nhận Giải thuởng nhà nước về KH&CN “Thiết kế thi công và chế tạo tàu thuỷ cao tốc phục vụ lực lượng Cảnh Sát Biển” cho biết, với định hướng chiến lược “tiếp cận trang bị cũng như tiếp cận với công nghệ đóng tàu hiện đại”, trước một hướng đi mới Công ty đóng tàu Hồng Hà đã lựa chọn giải pháp đóng tàu từ những phương pháp công nghệ đóng tàu tiên tiến trên thế giới và khu vực trên cơ sở kế thừa trình độ công nghệ sẵn có của công ty. Đặc biệt là việc áp dụng triệt để các công nghệ hiện đại, tự động hóa vào trong thiết kế thi công, sản xuất là giải pháp quan trọng mang tính đột phá phù hợp với xu hướng hiện đại hóa ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Thành công hơn nữa công trình đã giải quyết được những vấn đề quan trọng để cải tiến công nghệ đóng tàu cao tốc TT400 trong điều kiện chỉ có các bản vẽ kỹ thuật không đầy đủ. Vì vậy, việc đóng thành công tàu cao tốc giúp công ty làm chủ công nghệ đóng tàu vỏ thép cường độ cao, công nghệ rắp rắp hệ trục chân vịt tàu cao tốc… Đến nay công ty đã bàn giao 03 tàu tuần tiễu cao tốc TT400 cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam sử dụng.

Bên cạnh đó, việc làm chủ công nghệ đóng tàu TT400 góp phần làm tăng doanh thu của công ty từ 260.224 triệu đồng năm 2005 lên 1.141.420 triệu đồng năm 2010. Từ đó tạo việc làm cho người lao động từ hơn 2 triệu đồng/tháng  (năm 2005 ) lên hơn 6 triệu đồng/tháng năm 2010.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành đóng tàu

Tuy nhiên, KS. Bùi Duy Chinh cũng chia sẻ, khi triển khai đề tài gặp rất nhiều khó khăn bởi tỷ lệ nội địa hoá ngành đóng tàu trong nước còn rất thấp nên vật tư thiết bị phục vụ cho việc đóng tàu chủ yếu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ kỹ sư và thợ đóng tàu chưa đáp ứng đuợc mong muốn nên khó khăn trong việc đổi mới công nghệ. Đặc biệt về công nghệ thì từ trước đến nay trong nuớc chưa có ai từng thiết kế, thi công đóng mới đối với những tàu tuần tra, tàu quân sự và đặc biệt là tàu cao tốc.

Vì vậy, KS. Bùi Duy Chinh nhận định, cùng với kinh nghiệm đóng tàu trong nuớc và học hỏi các nuớc tiên tiến,  Đề tài thi công đóng tầu tuần tra sẽ là tiền đề triển khai cho tàu chiến hiện nay của quân đội đang đóng.

Ngoài ra, đề tài đã mở ra một hướng mới cho sự phát triển công nghệ đóng tàu. Khẳng định buớc đầu Việt Nam đã làm chủ phần thiết kế và thi công công nghệ hầu hết những tàu vận tải truớc đây phải mua ở nuớc ngoài. Đối với tàu chiến, đặc biệt là tàu tuần tra cao tốc thì phần thiết kế và thi công này giúp cho cán bộ thi công và triển khai lớn lên về mọi mặt (trình độ công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức thi công và tiếp thu đuợc sự phát triển của nền công nghệ đóng tàu mới, đặc biệt là đóng tàu quân sự cho quân đội).

“Chúng tôi tin tưỏng và sẽ tiếp tục củng cố, phát triển để tự đảm nhiệm thiết kế công nghệ và thiết kế chi tiết phục vụ thi công những tàu quan sự và đặc biệt là tàu chiến với tốc độ cao hơn để phục vụ cho Quốc phòng, đảm bảo an ninh của biển đảo nhất là trong tình hình mới hiện nay”, KS. Chinh khẳng định.

Hồng Hà