|
|||
Những con số ấn tượng Sau 7 năm thực hiện Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN (giai đoạn 2004 - 2011) đã có tác động tích cực và hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động KH&CN, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết: trong 7 năm triển khai quyết định 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ, ngành KH&CN đã đạt được nhiều thành công, cụ thể như hoàn thiện một số cơ sở pháp lý cho hoạt động KH&CN. Đặc biệt là việc chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu theo hướng tự chủ tự chịu trách nhiệm; hình thành các quỹ KH&CN; thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ;… Lần đầu tiên, Việt Nam đã làm chủ công nghệ hạ thuỷ dàn khoan tự nâng 90m nước đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước Châu Á và 1 trong 10 nước trên thế giới thiết kế chi tiết và lắp dựng giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam tự thiết kế, chế tạo thành công Máy biến áp điện lực 3 pha 500 kV - 3 x150 MVA với chất lượng tương đương của Châu Âu, sản xuất xăng sinh học và dầu diezen sinh học đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các nhiên liệu này. Đồng thời, đánh dấu sự thành công của các nhà nghiên cứu trẻ khi làm chủ công nghệ và sản xuất được các chip bán dẫn, thẻ và đầu đọc có khả năng ứng dụng cao; sáng tạo ra các phần mềm an toàn, an ninh mạng; phần mềm tìm kiếm thông tin tiếng Việt được xếp hạng trình độ cao trên thế giới, công nghệ chế tạo các khớp thủy lực cho các Robot công nghiệp... Còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, hiện nay hoạt động KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, một trong những hạn chế, vướng mắc hiện nay là mức đầu tư cho KH&CN còn chưa cao mới chỉ xấp xỉ 1% GDP, trong đó phần lớn vẫn là đầu tư từ ngân sách nhà nước (2%). nhưng lại không được giao đủ thẩm quyền để quyết định việc phân bổ và sử dụng ngân sách KH&CN. Bên cạnh đó, ngành KH&CN chưa có giải pháp đủ mạnh, khả thi để huy động khu vực tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, do vậy, chưa huy động được đáng kể nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN. Một trong những khiếm khuyết cơ bản hiện nay Chưa có chính sách hữu hiệu trong đào tạo, quy hoạch, sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN, đặc biệt là cán bộ trẻ tài năng và tiềm năng, nhà khoa học đầu ngành trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, vì vậy chưa phát huy được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ KH&CN. Tại buổi làm việc mới đây với Bộ KH&CN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. ; việc triển khai một số chương trình, dự án, đề án lớn về KH-CN còn chậm... đây là một trong những hạn chế mà Bộ KH&CN cần lưu ý và từng bước khắc phục trong những năm tới. Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyến Quân hiện nay doanh nghiệp chưa sẵn sàng và chưa có động lực để đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Đến nay, chỉ khoảng 0,1 - 0,3% doanh thu của các doanh nghiệp được đầu tư cho hoạt động này, trong khi đó đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở Ấn Độ khoảng 5% và Hàn Quốc là 10% doanh thu của doanh nghiệp. Cần ‘cú hích” cho phát triển KH&CN Trong những năm qua, KH&CN góp phần tạo ra những chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. KH&CN cần có những ‘cú hích” đủ mạnh để làm thay đổi diện mạo, tạo ra sự bứt phá cần thiết cho sự phát triển. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu kết luận Hội nghị, khẳng định việc đổi mới toàn diện đối với lĩnh vực KH&CN là điều hết sức cần thiết vì sẽ góp phần tạo động lực để các nhà khoa học, các cơ quan khoa học và quản lý. Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT, Công ty giống cây trồng trung ương cho rằng đối với nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cần đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp qua hình thức góp vốn đối ứng trong các nghiên cứu có nguồn vốn của nhà nước. Điều này một mặt giúp giảm phần đóng góp của Nhà nước, mặt khác tăng cường đảm bảo chất lượng và hiệu quả của nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần có chính sách đãi ngộ nhà khoa học. Đây được coi là chìa khoá phát triển KH&CN. Theo các nhà khoa học cần phải bổ sung thêm các chức vụ “Kỹ sư trưởng”, “Tổng công trình sư” trong hệ thống ngạch, bậc, viên chức kèm những chế độ đãi ngộ, giao quyền cho các nhà khoa học để họ có thể làm chủ được các công trình, các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm. Đặc biệt, cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những nhà khoa học đầu ngành, các nhà khoa học có trình độ quốc tế, bao gồm cả các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và nhà khoa học nước ngoài làm việc ở Việt Nam để tạo động lực cho các nhà khoa học tâm huyết, say mê với hoạt động nghiên cứu khoa học. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: , Bộ KH-CN cần tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng KH-CN; đổi mới công nghệ trong sản xuất; tăng hàm lượng chất xám, KH-CN trong mỗi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… phục đắc lực cho tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và sự phát triển bền vững của đất nước. Đăng Minh |