|
|||
-Bộ KH&CN đang xây dựng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020. Ông đã từng là Thứ trưởng thường trực Bộ KH-CN, trong cương vị mới Bộ trưởng Bộ KH-CN, ông sẽ ưu tiên cho nhiệm vụ nào nhất? Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân: Nhiệm vụ được ưu tiên nhất là tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về KH-CN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có các chương trình có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: chương trình sản phẩm quốc gia, chương trình quốc gia công nghệ cao, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, chương trình phát triển thị trường công nghệ, chương trình nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm hàng hóa của Doanh nghiệp (DN) Việt Nam đến năm 2020. Tiếp theo là xây dựng và trình Thủ tướng chính phủ đề án về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính cho lĩnh vực hoạt động KH-CN, đây là điểm nghẽn rất lớn và lâu dài của ngành KH-CN. Theo chiến lược phát triển KT-XH cũng như phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu 5 năm tới của Bộ, tới năm 2015 sẽ có 3 nghìn DN KH-CN, năm 2010 có từ 5 - 10 nghìn DN KH-CN. Đây là 1 công việc có vai trò quyết định, có thể làm thay đổi diện mạo của KH-CN đến năm 2020, là chìa khóa để VN cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại. - Là người công tác nhiều năm trong ngành KH-CN, cảm nghĩ của Bộ trưởng về hoạt động KH-CN của đất nước? - Dấu ấn đầu tiên là chúng ta đã xây dựng được 1 hệ thống luật pháp được coi là nền tảng pháp lý cho hoạt động KH-CN.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cùng đoàn Đại biểu Quốc hội thăm Xí nghiệpp cơ khí Quang Trung (Ảnh: N. Hạnh) Ấn tượng thứ 3 đó là những thành tựu của KH-CN Việt Nam trong 10 năm vừa qua, tuy còn khiêm tốn nhưng thực sự đã có những đóng góp rất to lớn phát triển KT-XH, đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và củng cố được vị thế của nền KH-CN VN trong khu vực và trên trường quốc tế, ví dụ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản số lượng công bố quốc tế, số lượng sáng chế được bảo hộ ở trong nước và nước ngoài tăng nhanh… - Mặc dù ngành KH-CN đã có nhiều đóng góp cho đất nước, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập... Ví dụ, các nhà khoa học, đặc biệt là cán bộ trẻ vẫn chưa có các chính sách ưu đãi trọng dụng tương xứng nên vẫn còn hiện tượng “chảy máu chất xám” từ các cơ quan nhà nước ra các khu vực DN đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, suy nghĩ của ông về vấn đề này như thế nào? - Trong 10 năm qua, nguồn nhân lực KH-CN tăng rất nhanh nhưng tăng về số lượng, còn về chất lượng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ. Lực lượng cán bộ KH-CN rất nhiều nhưng chúng ta không có tổng công trình sư đủ năng lực và có thể chủ động trong việc thiết kế, thi công các công trình lớn tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt, chúng ta cũng chưa có tập thể nghiên cứu mạnh đủ sức giải quyết vấn đề lớn về quốc phòng và những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra. Hầu hết các nhà khoa học đều nói rằng, cán bộ khoa học chỉ cần có hai điểm: Một là thu nhập đủ sống, hai là điều kiện làm việc thuận lợi. Đây là 2 vấn đề rất khó vì nó là hệ thống chính sách của nhà nước được ngân sách nhà nước đảm bảo. Về việc này Bộ KH-CN đã tham mưu cho Chính phủ, ngoài việc đưa các tổ chức KH-CN sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và được tự chủ, được nhà nước tiếp tục hỗ trợ về chi thường xuyên và đầu tư phát triển, thì họ được quyền sản xuất kinh doanh, được quyền chuyển giao kết quả KH-CN, kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, và khi đó họ sẽ có nguồn thu nhập chính đáng từ công việc, từ các DN mà họ góp vốn bằng tài sản trí tuệ, bằng chất xám của mình, đó là nguồn thu nhập tiềm tang, không bị giới hạn. Chắc chắn cần phải có sự đổi mới đột phá về chế độ chính sách đối với các nhà khoa học . - Còn về vấn đề chi ngân sách, có ý kiến cho rằng đầu tư cho KH-CN hiện nay là thỏa đáng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đầu tư còn thấp? - Đây là vấn đề rất phức tạp nhưng cũng rất thú vị nếu nói về ngân sách nhà nước. Hiện nay tỷ lệ đầu tư cho KH-CN là 2% tổng chi ngân sách, đây là mức cao không chỉ trong khu mực và là mức cao của thế giới, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với KH-CN. Tuy nhiên tổng đầu tư của xã hội cho KH-CN lại rất thấp, và mức đầu tư trên đầu người của VN lại càng thấp so với các nước khác. Thứ 2 công tác lập kế hoạch còn bất cập ở chỗ chúng ta chưa có 1 hệ thống thống kê khoa học đầy đủ nên khi lập kế hoạch thiếu 1 căn cứ rất quan trọng là thống kê tình hình sử dụng kinh phí khoa học của các Bộ , ngành, địa phương các lĩnh vực. Vì thế, chúng ta vẫn xây dựng kế hoạch theo kiểu truyền thống, lấy mức phân bổ năm trước có bù đắp 1 phần để xây dựng phân bổ năm sau, nên chỗ thừa vẫn tiếp tục thừa và chỗ thiếu vẫn tiếp tục thiếu. Thời gian tới chúng tôi dự kiến sẽ làm việc với Bộ Kế hoạch đầu tư để phối hợp có số lượng thống kê cho dù là chưa thật chính xác, chưa thật khoa học nhưng phải đầy đủ làm căn cứ phân bổ kinh phí khoa học . Thứ 3 là nếu Bộ, ngành, địa phương nào sử dụng kinh phí có hiệu quả, đúng mục đích thì được đầu tư tăng cường, còn những địa phương nào sử dụng không hiệu quả thì cũng mạnh dạn cắt giảm để tập trung kinh phí vào chương trình mục tiêu quốc gia. Xin cảm ơn Bộ trưởng! Mai Hà
|