Bản in
Khoa học hiện đại cần những tri thức truyền thống
Charles Dhewa giám đốc Trung tâm chuyển giao kiến thức châu Phi lập luận rằng, khoa học hiện đại không thể đáp ứng nhu cầu của thế giới các nước đang phát triển nếu như chúng ta không tìm hiểu về các kiến thức bản địa của mỗi vùng.

Bắt đầu từ kiến thức bản địa…

Thật khó để nói hết được những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nhưng việc giải quyết nạn đói nghèo dai dẳng, bệnh tật và sự mất cân bằng sinh thái ở các nước đang phát triển đòi hỏi một hướng nghiên cứu khác, đặc biệt là về các kiến thức bản địa.

Kiến thức bản địa hiện không nhận được sự quan tâm đúng mức, trong khi đó nền khoa học hiện đại lại có những giả thuyết và hạn chế ngăn cản việc đưa ra các giải pháp bền vững cho những thách thức của sự phát triển.

Quá trình điều tra nghiên cứu của khoa học hiện đại không  hợp lý như nhiều người đã nghĩ. Khi tiến hành các thí nghiệm, mọi người, bao gồm những nhà khoa học và những nhà hoạch định chính sách…vẫn chỉ lựa chọn những kết quả mà họ cho là đáng tin cậy.

Ví dụ như, xu hướng cho rằng các giả thuyết là đúng đắn có thể đưa các nhà khoa học đến các kết luận sai lầm
Và khi tìm kiếm thông tin, các nhà nghiên cứu thường hay coi trọng những dữ liệu phù hợp với kết luận mà họ mong muốn, mặc dù điều đó là không chính xác.

Trong Tạp chí New Yorker, Jonah Lehrer cho biết: "Chúng tôi luôn muốn rằng các thí nghiệm có thể tìm ra sự thật cho mọi người. Nhưng thường thì không phải như vậy”.

Giao hòa các kinh nghiệm và thí nghiệm

Thế giới có thể được hưởng lợi từ sức mạnh của cả hệ thống khoa học hiện đại và hệ thống kiến thức bản địa.

Những kiến thức thu được nhờ nền khoa học chặt chẽ và tiêu chuẩn hiện nay có thể được phát triển thêm bằng các hiểu biết bản địa không chính thức mang tính gợi mở.

Khoa học hiện đại thường phương trình hóa những nguyên lý và học thuyết để mô tả tự nhiên, trong khi đó hệ thống kiến thức bản địa lại đề cập đến  các giá trị, tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ dựa trên sự hiểu biết về thiên nhiên và vũ trụ.

Nếu như khoa học hiện đại thường cung cấp và chia sẻ các kiến thức  thông qua các giả thiết, các thí nghiệm thực nghiệm và các giải thích thì các kiến thức bản địa lại luôn coi trọng kinh nghiệm và việc thực hành.

Không giống như các kiến thức bản địa, khoa học hiện dại xử lý có hiệu quả nhất những gì có thể quan sát và đo lường được.

Tuy nhiên, việc chấp nhận vai trò của kiến thức bản địa là cần thiết nếu chúng ta không muốn tự lừa dối bản thân mình rằng chỉ những gì đo lường được mới đáng tin hay chỉ những gì được kiểm soát mới có giá trị.

Một bài viết trên tờ New Yorker cho biết : "Một ý tưởng đúng đắn không có nghĩa là nó dễ dàng được chứng minh và một ý tưởng được chứng minh không có nghĩa là nó chắc chắn đúng đắn.".

Nhưng nếu các kiến thức bản địa muốn cùng tồn tại với khoa học hiện đại một cách có ý nghĩa, chúng cần phải được khẳng định bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thông qua quá trình dịch thuật.

Khẳng định các giá trị của kiến thức bản địa

Trong thế giới các nước đang phát triển, những tri thức truyền thống và bản địa trong nhiều năm qua đã bị xem nhẹ khi so sánh với kiến thức của các nước phát triển nằm giữ khoa học hiện đại.

Nhiều người ở châu Phi tin rằng nếu như các hiểu biết không được viết trong một cuốn sách khoa học hiện đại, hoặc không được dạy ở một trường đại học chính quy thì chúng không thể được xem là tri thức đích thực.

Để phát huy kiến thức bản địa, các trung tâm khoa học tiên tiến ở châu Phi cần phải là cơ sở cho các chuyên gia kiến thức bản địa và các nhà khoa học hiện đại cùng nhau hợp tác nghiên cứu. Và đã có nhiều dấu hiệu cho thấy hiệu quả của các hoạt động hợp tác theo hình thức này.

Ví dụ, các nhà hóa học tại Đại học Nairobi, Kenya, đã tham gia vào nhóm các thầy thuốc chữa bệnh bằng dược thảo để học hỏi cách sử dụng một cách , an toàn và hiệu. Những nhà hóa học này đã quan sát và thấy rằng các thầy thuốc truyền thống sử dụng một loại đan dược chế biến từ loài cây trên để điều trị các bệnh lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dược thảo cho biết, mặc dù hiệu quả nhưng đan dược này cũng có thể mang một số độc chất. Để bổ sung kiến thức của mình, các nhà hóa học tiến hành nghiên cứu để xác định các hoạt động sinh học của loài cây này để tìm ra thành phần hoạt động của nó và xác định một liều lượng an toàn.

Trong khi các nhà hóa học  tập trung vào việc tìm ra nguyên lý thì các thầy thuốc lại tập trung tìm cách chữa bệnh cho người dân và cộng đồng.

Việc kết hợp này đã tạo ra sự  hài hòa giữa các tiêu chuẩn hiện đại của hóa học vài các tiêu chuẩn truyền thống của việc chữa bệnh bằng dược thảo. Điều này khiến cả 2 bên đều tôn trọng lẫn nhau, đồng thời giúp cho các kiến thức bản địa nhận được sự chấp nhận từ phía xã hội.

Vai trò lớn của thông tin truyền thông

Thời kỳ sáng tạo và đổi mới do Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) dẫn dắt đã mang lại cho các  nước đang phát triển một cơ hội lớn hơn để hồi sinh hệ thống kiến thức bản địa.

Với  ITC, chúng ta có thể số hóa và phổ biến kiến thức bằng nhiều dạng khác nhau, từ âm nhạc đến giọng nói, hình ảnh và video…cho phép cung cấp các thông tin bản địa ra toàn thế giới.
Nhiều tổ chức hiện đang sử dụng ICT để thu thập và bảo tồn kiến thức bản địa ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á.

Ở Đông Phi, Mạng lưới Trung tâm Thông tin Uganda Rwenzori đang tăng cường sự phát triển  của cộng đồng thông qua việc sưu tầm, đóng gói và tài liệu hóa các kiến thức bản địa.
Mục đích của mạng lưới này là nhằm đưa các kiến thức bản địa vào hệ thống giáo dục địa phương để mọi người đều được biết đến.

Tại Zimbabwe, Tổ chức Knowledge Transfer Africa Trust đang khuyến khích một số ngôn ngữ bản địa, giúp chúng trở thành nền tảng cho việc kết hợp kiến thức bản địa với khoa học hiện đại.

Một thành công đáng chú ý hiện nay là sự ra đời của Thư viện kỹ thuật số các kiến thức truyền thống của Ấn Độ (TKDL). Nơi này đã trở thành một nguồn tài nguyên duy nhất chứa đựng các tinh hoa y học truyền thống của đất nước.

Thư viện này cũng đã được sử dụng để ngăn chặn việc ăn cắp chất xám, việc  truy cập vào 30 triệu trang cơ sở dữ liệu giúp các quan chức có thể kiểm tra chính xác ứng dụng của các bằng sáng chế liên quan đến kiến thức truyền thống.

Sự kết hợp giữa kiến thức bản địa và khoa học hiện đại sẽ tạo điều kiện cho những kiến thức cơ bản và sự đổi mới thực sự phát triển chỉ nhờ những người nông dân sản xuất nhỏ, cộng đồng ngư dân, các học viên y tế truyền thống hay các nghệ nhân thôn quê. Điều này sẽ tạo điều kiện cho mọi người cùng sở hữu và cùng chịu trách nhiệm đối với các thành tựu khoa học.

Thanh Hải (Theo SciDev.Net)