|
|||
Đây là cuộc thi do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức. Đại diện nhóm tác giả Mai Thái Dương lên nhận giải C tại Cuộc thi Tây Ninh là tỉnh có số lượng chăn nuôi gia súc nhai lại lớn trong khu vực (105.897 con trâu, bò). Phương thức chăn nuôi chăn thả/ bán chăn thả góp phần vào việc hạ giá thành, tăng hiệu quả cho người nuôi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nguồn thức ăn trở nên khan hiếm. Việc tận dụng thêm một số phụ phẩm nông nghiệp như: rơm khô, đọt mía, thân cây bắp, dây đậu, ... đang dần được chú trọng. Tây Ninh có khoảng 105 km chiều dài sông Vàm Cỏ Đông với diện tích mặt nước khoảng 13,23 triệu m2. Nhiều năm qua, vấn nạn "lục bình" phát triển quá mức, nhất là vào mùa khô gây khó khăn giao thông - vận tải, sinh hoạt, hoạt động nuôi cá bè trên sông. Hàng năm có trên 3 triệu m2 diện tích mặt sông Vàm Cỏ Đông bị lục bình vây kính (Thống kê năm 2017). Do đó, việc thu gom, xử lý lục bình gây tốn kém rất lớn ngân sách của tỉnh. Để giải quyết vấn đề lục bình gây ra, trên thế giới cũng như trong nước, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp có nhiều chất xơ khó tiêu hóa làm thức ăn chăn nuôi được quan tâm. Riêng việc nghiên cứu tận dụng cây lục bình xử lý làm thức ăn FTMR dùng để nuôi bò còn hạn chế. Do đó, sáng kiến “Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn hoàn chỉnh được lên men (FTMR) từ nguồn lục bình làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở Tây Ninh” của nhóm tác giả Mai Thái Dương có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần giải quyết vấn đề về lục bình, hơn nữa còn tận dụng chúng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Ứng dụng FTMR từ nguồn lục bình làm thức ăn cho gia súc nhai lại Theo đánh giá của Hội đồng Sơ khảo cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV, sáng kiến “Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn hoàn chỉnh được lên men (FTMR) từ nguồn lục bình làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở Tây Ninh” là sáng kiến đề xuất dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu có sự tham khảo từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước. Tính khả thi của đề án cần được đánh giá qua ứng dụng thử nghiệm, tuy nhiên nếu khả thi sáng kiến này sẽ góp phần tạo được nguồn thức ăn ổn định và chất lượng đáp ứng nhu cầu chăn nuôi không chỉ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sáng kiến này cũng giúp mở ra hướng xử lý môi trường vừa hiệu quả vừa có ích hạn chế tình trạng xâm lấn gây ô nhiễm, khó khăn trong giao thông đường thủy và mất cân bằng hệ sinh thái trên hệ thống các kênh rạch của tỉnh. Đại diện nhóm tác giả Mai Thái Dương cho biết, dự án gồm các nội dung chủ yếu sau: khảo sát năng suất lục bình và xác định tiềm năng sử dụng lục bình làm thức ăn lên men để phát triển chăn nuôi bò; đánh giá tiềm năng và thành phần dinh dưỡng các sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp có thể phối hợp với lục bình làm nguyên liệu sản xuất FTMR; nghiên cứu quy trình sản xuất FTMR từ sản phẩm lục bình và phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia súc nhai lại (trên bò) ở Tây Ninh ở điều kiên phòng thí nghiệm; nghiên cứu thử nghiêm sử dung FTMR từ sản phẩm lục bình và phụ phẩm nông nghiệp nông nghiệp phù hợp với điêu kiện chăn nuôi gia súc nhai lại trong điều kiện thực tế hộ chăn nuôi ở Tây Ninh; xây dựng các mô hình khuyến nông áp dụng kết quả nghiên cứu ủ FTMR từ nguồn lục bình vào sản xuất chăn nuôi bò ở địa phương. Công tác thu gom lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông Có thể thấy, trong các nguồn phụ phẩm và nguyên liệu có nhiều xơ khó tiêu hóa thì cây lục bình là nguồn nguyên liệu khá dồi dào. Khi cây lục bình được xử lý, chế biến sẽ tạo ra nguồn thức ăn có chất lượng tốt hơn nhờ các ưu điểm: giúp kích thích độ ngon miệng; nâng cao giá trị dinh dưỡng và chất lượng thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hóa, giảm sự phát thải khí methane dạ cỏ, …; phương pháp xử lý ít phụ thuộc vào thời tiết, ít làm thất thoát các chất dinh dưỡng trong quá trình dự trữ và chi phí xử lý tương đối thấp; tăng khả năng dự trữ và bảo quản thức ăn khi khan hiếm thức ăn tự nhiên/ mưa bão, … Bên cạnh đó, với 80% diện tích là đất nông nghiệp, cùng với nguồn phụ phẩm nông nghiệp như: đọt mía, thân cây bắp (ngô), hay các phụ phẩm chế biến như cám gạo, xác mì (sắn),... và tiềm năng về nguồn nguyên liệu lục bình chưa được tận dụng hiệu quả. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng sản xuất thức ăn hoàn chỉnh được lên men (FTMR) từ nguồn lục bình làm thức ăn cho gia súc nhai lại là giải pháp tích cực cần được đầu tư nghiên cứu, ứng dụng trong thời gian tới nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi đại gia súc một cách bền vững mà còn là giải pháp tích cực góp phần bảo vệ môi trường và giúp tiết kiệm nguồn ngân sách của tỉnh Tây Ninh nói riêng và các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi vấn nạn lục bình nói chung.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi bò ở Tây Ninh Qua nghiên cứu, ưu điểm của thức ăn FTMR so với các loại thức ăn khác là thức ăn từ nguồn cỏ tự nhiên, cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp khi dùng trực tiếp hoặc không qua xử lý nên khả năng tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng thấp…; thức ăn FTMR giúp cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ giúp vật nuôi đạt năng suất và tăng trưởng tối đa, tuy nhiên, FTMR còn điểm hạn chế là vấn đề dự trữ và phát huy hiệu quả của việc lên men có lợi trong quá ủ; khẩu phần FTMR là dạng thức ăn ủ chua bao gồm nguyên liệu thô như cỏ, rơm, thân bắp, dây đậu phộng, ngọn mía…và một số thức ăn bổ sung vừa để tăng hiệu quả cho quá trình lên men vừa để cân đối dinh dưỡng khẩu phần vừa khắc phục điểm hạn chế của thắc ăn FTMR. Sáng kiến đặt mục tiêu là đánh giá tiềm năng và giá trị dinh dưỡng của lục bình để sản xuất thức ăn thay thế, bổ sung nguồn thức ăn thô xanh cho bò thịt; xây dựng quy trình sản xuất FTMR hiệu quả từ nguồn lục bình góp phần tạo thêm nguồn thức ăn chất lượng với giá thành thấp, góp phần phát triển chăn nuôi trong thời gian tới; góp phần giải quyết thực trạng lục bình phát triển quá mức gây tốn kém nguồn ngân sách của tỉnh; giúp nhân rộng giải pháp kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi hiệu quả nhất đến các hộ chăn nuôi trong và ngoài tỉnh thời gian tới. Bài, ảnh: Thùy Linh
|