|
|||
Kết quả nghiên cứu của các đề tài do Viện Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp (RIAM) thực hiện đã mang lại những hiệu quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển một nền nông nghiệp xanh, bền vững. Một trong số những kết quả nghiên cứu đã được áp dụng thành công ở nhiều địa phương và đem lại nhiều giải thưởng cho PGS, TS Nguyễn Đình Tùng, Viện trưởng, và các cộng sự đó là cụm công trình khoa học và công nghệ về các kết quả nghiên cứu đối với các hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp góp phần xử lý môi trưởng và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, bền vững. Cụm công trình được hình thành từ nhều công trình nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu trong suốt 15 năm của PGS, TS Nguyễn Đình Tùng và các cộng sự. Kết quả nghiên cứu của cụm công trình đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, đã được cấp nhiều bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt về lĩnh vực Khoa học Công nghệ, đạt giải Nhất, Nhì, Ba VIFOTEC, đạt giải Vàng, giải Đặc biệt triển lãm quốc tế về KH&CN quốc tế tại Hàn Quốc,… Cụm công trình có cách tiếp cận mới, có công nghệ đột phá về sử dụng phế phụ phẩm như nguồn nhiên liệu cho hệ thống lò khí hóa cũng như những cải tiến và đổi mới công nghệ thành hệ thống lò khí hóa liên tục đã đem lại công nghệ mới phù hợp với đối tượng đặc thù trong sản xuất, chế biến nông sản Việt Nam. Công trình tái tạo năng lượng từ phế phụ phẩm nông nghiệp Cụm công trình đã tạo ra các hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại, quy mô công nghiệp, gồm 2 nhóm: Các hệ thống dây chuyền thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo theo công nghệ lò khí hóa liên tục quy mô công nghiệp từ các phế phụ phẩm nông nghiệp chuyển đổi thành năng lượng nhiệt sạch, với nguồn năng lượng nhiệt tạo ra được sử dụng ngay cho các hệ thống chế biến, sấy nông sản và sấy, chế biến hạt giống; Hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất chế biến hạt giống (ngô, lạc,…) và sản xuất, sấy, chế biến các sản phẩm nông nghiệp khác.
Dây chuyền thiết bị sấy , chế biến giống ngô Các hệ thống dây chuyền thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo theo công nghệ lò khí hóa liên tục quy mô công nghiệp từ các phế phụ phẩm nông nghiệp chuyển đổi thành năng lượng nhiệt sạch, với nguồn năng lượng nhiệt tạo ra được sử dụng ngay cho các hệ thống chế biến, sấy nông sản và sấy đã đem lại thành công cho các cơ sở sản xuất, đặc biệt góp phần phát triển kinh tế nông thôn tại các vùng sản xuất nông nghiệp tại vùng sâu, vùng xa của đất nước. Các kết quả này hoàn toàn có thể nhân rộng ra ứng dụng tại nhiều cơ sở chế biến/sấy nông sản quy mô lớn/công nghiệp khác cả trong và ngoài nước. Công trình xanh, tiết kiệm năng lượng PGS,TS Nguyễn Đình Tùng cùng với các cộng sự đã nghiên cứu đưa ra được thị trường các hệ thống thiết bị sấy/chế biến hạt giống (ngô giống, lạc giống) chất lượng cao tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường ở quy mô công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phục vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm giống cây trồng nông nghiệp chất lượng cao. Việc áp dụng vào sản xuất thành công của công trình thuộc lĩnh vực sấy/chế biến hạt giống tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho cơ sở sản xuất sấy chế biến ngô giống, lạc giống tại Sông Bôi Hòa Bình, và Tuyên Quang. Sản phẩm lạc giống sau khi sấy trên hệ thống dây chuyền thiết bị này đảm bảo tốt về chất lượng giống; chi phí năng lượng tiết kiệm; dễ vận hành thao tác, sử dụng; mức độ tự động hóa cao như tự động đảo trộn khi sấy; giảm phát thải như không khói bụi; hoạt động êm dịu không tiếng ồn. Từ các kết quả này hoàn toàn có thể nhân rộng ra ứng dụng tại nhiều cơ sở chế biến/sấy giống quy mô lớn/công nghiệp khác trong cả nước nước, thậm chí có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Hệ thống dây chuyền thiết bị chế biến ngô giống lắp đặt tại Hòa Bình PGS.TS Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, "khi bắt đầu tiếp cận các doanh nghiệp đã sử dụng qua dây chuyền của nước ngoài, chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì họ đều nghĩ rằng sản phẩm nội khó có thể cạnh tranh về chất lượng với hàng nhập ngoại. Tuy nhiên, khi sử dụng thực tế, các doanh nghiệp đánh giá rất cao chất lượng dây chuyền của chúng tôi. Dây chuyền vừa đảm bảo chất lượng thành phẩm giống cao, trong khi giá thành lại rất thấp so với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài". Theo đánh giá của GS.TS Nguyễn Hồng Lanh, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Cụm công trình này có nhiều yếu tố sáng tạo và độc đáo như cung cấp giải pháp tăng hiệu quả trao đổi nhiệt ẩm, giảm tổn thất nhiệt trong quá trình sây. Bên cạnh đó, công nghệ khí hóa sinh khối có khả năng sử dụng năng lượng tại chỗ, ngay trong chu kỳ sản xuất. Các kết quả nghiên cứu từ cụm công trình tại thành một hệ thống đồng bộ, tiết kiệm năng lượng thông qua các ý tưởng sáng tạo, độc đáo, kết hợp được nhiều ưu điểm của nhiều dòng máy khác nhau. Cụm công trình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí so với thiết bị ngoại nhập từ 25-30%, giảm tiêu hoa năng lượng từ 30-40%. Việc làm chủ công nghệ mới lò khí hóa liên tục cho phép không những sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ nhiều loại phế phụ phẩm nông nghiệp như lõi ngô, trấu, vỏ cà phê, … mà còn nâng cao hiệu suất cháy, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải nhà kính, bụi, ô nhiễm môi trường nói chung. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như tăng năng suất, giảm hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm năng lượng, PGS,TS Bùi Quang Thuật, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công thương, nhận xét, cụm công trình của PGS.TS Nguyễn Đình Tùng đã góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Không những vậy, cụm công trình này còn góp phần chuyển biến nhận thức xã hội, tác động mạnh đến đời sống xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vùng núi phía bắc, nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu, nâng cao dân trí và thay đổi tích cực đến hành vi ứng xử với môi trường của nông dân. Bài, ảnh: Trần Hà |