|
|||
Bài 1: Cạnh tranh công nghệ từ các nước trên thế giới với Mỹ Để phát triển bền vững và có tầm ảnh hưởng, các quốc gia phải đẩy mạnh đầu tư phát triển KH&CN nhằm ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất. Cạnh tranh trong việc sản xuất và bán các công nghệ tiên tiến ngày càng trở thành vấn đề an ninh của các quốc gia, các công nghệ phải kể tới như: công nghệ sản xuất chất bán dẫn, dữ liệu lớn, thiết bị 5G, sản xuất pin và khai thác đất hiếm, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano và công nghệ sinh học,... Chọn lợi nhuận hay nghiên cứu Trên thế giới, các quốc gia đang tăng cường cạnh tranh công nghệ với các kế hoạch mới nhằm tăng cường năng lực đổi mới và sản xuất trong nước của họ. Các công nghệ đến từ Hoa Kỳ luôn được nhiều nước quan tâm, tìm cách tiếp cận nhằm từng bước khai thác, làm chủ và phát triển. Trong nền kinh tế định hướng thị trường, các công ty tư nhân chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận của họ, nắm bắt được cầu gia tăng lợi nhuận bằng cách liên kết – liên danh mở cơ sở tại nước ngoài của các doanh nghiệp đến từ Mỹ. Các nước có nhiều phương thức để thực hiện các ý đồ nêu trên như: Chấp nhận gia công hoặc liên danh với các doanh nghiệp có công nghệ đến từ Mỹ bằng cách các doanh nghiệp Mỹ đóng góp công nghệ, bí quyết quản lý và các tài sản trí tuệ khác trong khi đối tác tại nước sở tại thường đóng góp một số quyền sử dụng đất, tài chính, kết nối chính trị và bí quyết thị trường. Một số nước với thế mạnh nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường rộng lớn còn có các chính sách yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài chia sẻ/chuyển giao công nghệ cho họ nếu họ kinh doanh ở đó. Các công ty nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp đến từ Mỹ buộc phải nội địa hóa nghiên cứu ở các nước sở tại và cung cấp cho các doanh nghiệp nhà nước các điều khoản cấp phép cấp thấp để cạnh tranh với họ; đầu tư vào các công ty công nghệ và các công ty khởi nghiệp; thực hiện gián điệp mạng để có được IP và thu hút các chuyên gia và nhà nghiên cứu Mỹ làm việc hoặc hợp tác. Theo báo cáo năm 2017 của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho rằng hành vi “trộm cắp” tài sản trí tuệ đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại lớn, ước tính gây thiệt hại từ 225 tỷ USD đến 600 tỷ USD và hàng nghìn việc làm mỗi năm, làm suy yếu khả năng cạnh tranh và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp Mỹ. Một số “sự vụ” thể hiện sự suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ như: IBM (là thương hiệu của Mỹ) đã tạo ra ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Nhưng kể từ khi họ thành lập liên doanh với Lenovo, logo IBM đã không xuất hiện trên PC trong nhiều thập kỷ. Sanmina-SCI, một nhà sản xuất máy tính IBM khác của Trung Quốc, gần đây đã mua lại nhiều nhà máy sản xuất máy tính. Hiện Lenovo và Sanmina đều là những nhà sản xuất nặng ký chuyên sản xuất các sản phẩm cho nhiều thương hiệu nổi tiếng. Hay, với ngành thiết bị bán dẫn và vi điện tử tại Mỹ có sự sụt giảm trong các thập kỷ gần đây, Trong khi Mỹ chiếm 37% năng lực sản xuất thiết bị bán dẫn của toàn thế giới trong năm 1990, nhưng ngày nay con số là 12% và nhiều đối thủ khác đang đầu tư sâu rộng để chi phối ngành công nghiệp này, bởi vậy đã ảnh hưởng đặc biệt đến các nhà sản xuất ô tô, điện thoại di động và trò chơi điện tử của Mỹ;... và hành động của Chính phủ Mỹ Trước thực trạng công nghệ của Mỹ bị “khai thác bất hợp pháp”, từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, ông đã tuyên bố sẽ bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi “hành vi tự sát” bằng cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ trên thị trường quốc tế. Đồng thời chính quyền Trump cam kết thúc đẩy phát triển công nghệ và thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) để đảm bảo an ninh quốc gia, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm được trả lương cao, và cải thiện cuộc sống của người Mỹ. Chính quyền tạo điều kiện thúc đẩy các công nghệ mới nổi, khuyến khích đổi mới công nghệ và bảo vệ các công nghệ của Mỹ ở nước ngoài.
Cạnh tranh trong việc sản xuất và bán các công nghệ tiên tiến ngày càng trở thành vấn đề an ninh của các quốc gia Chính quyền tổng thống Trump đã thể hiện cam kết của mình bằng nhiều hình thức như đưa hàng loạt các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài vào diện danh sách đen thương mại hay còn gọi là “danh sách thực thể”. Những cá nhân và tổ chức bị liệt vào danh sách này là vì được cho đã tham gia hoặc có khả năng cao tham gia vào các hoạt động gây đe dọa cho an ninh quốc gia hay các lợi ích về chính sách ngoại giao của Mỹ, trong đó phần lớn liên quan đến “khai thác bất hợp pháp” công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ. Các tổ chức và cá nhân nằm trong "Danh sách thực thể" được yêu cầu phải xin giấy phép từ BIS trước khi xuất khẩu hay vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào đang chịu lệnh hạn chế thương mại. Tuy nhiên, đơn xin giấy phép trong các trường hợp như thế này hầu hết bị bác bỏ, đồng thời sẵn sàng bị trừng phạt bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện tại có hàng trăm doanh nghiệp, trường đại học, cá nhân nước ngoài hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: điện tử, hàng không, chất bán dẫn, kỹ thuật và những nguyên liệu được dùng cho linh kiện công nghệ cao đã bị đưa vào “danh sách thực thể”. Mặt khác, chính phủ Mỹ tăng cường đầu tư cho nghiên cứu trong nước, khuyến khích nguồn lực nghiên cứu phát triển từ doanh nghiệp. Cụ thể năm 2018 chính quyền Mỹ yêu cầu đầu tư 151,2 tỷ USD cho R&D của Liên bang, tăng 2% so với năm 2017, và cao nhất kể từ năm 2014. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở Mỹ cũng đã tự chi 441 tỷ đô la cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng 10,2% so với năm 2017. Đặc biệt, gần đây Luật cạnh tranh và đổi mới 2021 (USICA) được đề cập và thông qua một cách nhanh chóng với sự đồng thuận cao với các mốc thời gian chính như: Ngày 8/4/2021, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đệ trình dự luật giúp Mỹ đối phó với những thách thức do Trung Quốc đặt ra. Dự luật đặc biệt kìm hãm nạn đánh cắp sở hữu trí tuệ từ các nước nhằm vào nước Mỹ. Ngày 20/4/2021, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua "Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021" nhằm đối phó Bắc Kinh về nhân quyền và cạnh tranh kinh tế, bên cạnh biện pháp đầu tư vào ngân sách nghiên cứu công nghệ. Ngày 27/5/2021, các thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu chấm dứt thủ tục tranh luận filibuster, tiến tới thủ tục bỏ phiếu để có thể thông qua USICA. Ngày 8/6/2021, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cạnh tranh và đổi mới năm 2021 (USICA). Sau khi được thông qua ngày 8/6/2021 tại Thượng viện, dự luật hiện đang được chuyển đến Hạ viện, dự kiến sẽ bỏ phiếu vào tháng 7/2021. Các hành động của Washington nhằm đối phó với cạnh tranh về KH&CN đã làm chậm sự tiến bộ công nghệ của các công ty nước ngoài đồng thời tăng năng lực, khả năng cạnh tranh công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ. Nguyễn Văn Thành (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ) |