|
|||
Thiếu trang thiết bị Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học toàn diện trên mọi mặt, phục vụ cho giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Việc ra đời các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu, các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia, quốc tế ngày một nhiều tại các Viện, trường, các Trung tâm nghiên cứu và Công ty đã góp phần tích cực nâng cao hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên do tính chất hoạt động nội bộ và phân bố không đều dẫn đến việc khai thác tiềm lực còn bỏ ngỏ.
Chia sẻ về khó khăn khi nhà khoa học phải làm việc thiếu trang thiết bị, PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trong lĩnh vực KH&CN do điều kiện vật chất hạn hẹp nên rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam gặp những khó khăn trong việc mua sắm trang bị các thiết bị phòng thì nghiệm do giá thành đắt, không phải phòng thí nghiệm nào cũng có thể trang bị đầy đủ.
Đồng quan điểm trên, đến từ phòng nghiên cứu của Khoa Y dược, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Ths. Phạm Thị Hồng Nhung chia sẻ, bên cạnh việc một số phòng thí nghiệm của Việt Nam gặp nhất nhiều khó khăn liên quan mua máy móc thiết bị, đặc biệt, trong lĩnh vực hóa học, khi cần mua hóa chất rất khó khăn do phải mua với số lượng lớn (do không mua được riêng lẻ) nhưng lượng sử dụng thực tế lại không nhiều
Từ thực tế này, nhóm các nhà khoa học công tác tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội,... và một số cá nhân đã thành lập dự án khởi nghiệp LabShare - Kết nối và chia sẻ tài nguyên khoa học thông qua việc liên kết các phòng thí nghiệm mà trong đó là nhân lực và trang thiết bị khoa học công nghệ nhằm giúp các tổ chức trong và ngoài nhà trường có nhu cầu cung cấp, sử dụng dịch vụ khoa học như: kiểm định đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng môi trường sống, thực hiện các nghiên cứu hay các dịch vụ khoa học khác có thể kết nối một cách dễ dàng tới nguồn thông tin, tìm được đơn vị có nguồn tài nguyên khoa học về dụng cụ, thiết bị, hóa chất hay nhân lực phù hợp để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy, phát triển sản phẩm một cách hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi.
TS. Trần Thị Huyền Nga, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thành viên nhóm Labshare cho biết, thông qua Labshare thấy được các nhu cầu “cấp bách” của các nhà nghiên cứu trong sử dụng trang thiết bị trong công việc, thông qua đó Labshare có thể kết nối, hỗ trợ các nhà nghiên cứu đặc biệt là nhà nghiên cứu trẻ không có kinh phí đủ thể tham gia đề tài lớn thông qua việc chia sẻ phòng thí nghiệm cũng như thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong nghiên cứu để có thể thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KH&CN trong giới khoa học cũng như có thể đưa KH&CN vào sâu hơn với người dân.
Để thực hiện việc kết nối này, nhóm đã xây dựng các nền tảng trực tuyến bao gồm trang web, ứng dụng điện thoại, kết nối mạng xã hội và nền tảng ngoại tuyến bao gồm các cơ sở phòng thí nghiệm.
Theo anh Đỗ Đình Thắng, thành viên nhóm Labshare, Labshare được xây dựng với mục đích sao cho người dùng dễ dàng sử dụng nhất. Hiện tại, Labshare đang xây dựng web định hướng thành một trang như là thương mại điện tử với những người cho thuê thiết bị và những người có nhu cầu thuê, ở đó sẽ gắn kết cộng đồng nghiên cứu và có nhu cầu nghiên cứu. Trên web có 2 vai trò chính là vai trò của người cho thuê thiết bị, và người có nhu cầu thuê thiết bị.
Đặc biệt, một trong những ưu điểm nổi bật của LabShare là đã kết nối được các trung tâm phân tích theo tiêu chuẩn Vilas, 127, là các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng môi trường, do đó hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về quan trắc, phân tích các chỉ tiêu trong môi trường đất, nước, không khí.
Ví dụ từ lúc Labeshare ra đời cho đến nay có tỷ lệ đơn người dân gữi mẫu nước sinh hoạt đến phân tích nhiều, vì có nhiều gia đình, khu chưa tin tưởng vào chất lượng nước đang dùng do trước đây không biết làm thế nào để phân tích và cần phân tích những chỉ tiêu gì gửi mẫu đến đâu, qua Labeshare sẽ được tư vẫn với mẫu hiện tại cần làm chỉ tiêu gì, gửi đến đâu, quy trình ra làm, để đánh giá chất lượng chính xác nhất. Hiện tại nhóm cũng đã kết nối được một hệ thống máy móc hiện đại đặt tại các phòng thí nghiệm trong trường, các trung tâm nghiên cứu.
Không chỉ người dân, và một số nhà nghiên cứu trẻ cũng tìm đến Labshare, chị Nguyễn Thị Hoài, Nghiên cứu viên, Đại học Khoa học Tự nhiên trong quá trình nghiên cứu thiếu thiết bị đã nhận được hỗ trợ của Labshare để tìm kiếm thiết bị nghiên cứu. Do hiện tại nhóm đang làm đề tài về vật liệu xử lý nước, trong quá trình làm gặp một số khó khăn về thiết thiết bị, cụ thể là thiết bị đo xem, đấy là thiết bị khảo sát khả năng ứng dụng của vật liệu.
Cần thêm nguồn lực…
Đi vào hoạt động không lâu, Labshare đã thu được những thành quả bước đầu với 19 đơn vị được kết nối, trong đó có 6 phòng thí nghiệm chuẩn Vilas và có 4 đơn vị tư nhân, phần lớn là các phòng thí nghiệm thuộc những viện, trường có nhiều trang thiết bị và quy tụ nhiều nhà khoa học giàu kinh nghiệm tại Đại học khoa học tự nhiên, Đại học công nghệ, Đại học Bách khoa, Viện KH&CN Quân sự, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)…
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh cho biết thêm Labshare với ý tưởng góp phần cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu sinh, thậm chí là doanh nghiệp bên ngoài nếu có nhu cầu sử dụng các thiết bị khoa học, các phòng thí nghiệm có thể trong Đại học Quốc gia, Đại học tự nhiên, Đại học công nghệ các trường đại học khác nếu tham gia mạng lưới có thể sử dụng chung vào mục đích KH&CN hay vào mục tiêu phát triển kinh tế của các doanh nghiệp. Ý tưởng này cũng đã hình thành ở lĩnh vực khác như trong phương tiện giao thông, vì vậy trong lĩnh vực này sẽ có những tác động lớn.
Mặc dù có nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động và đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, thực tế Labshare đang gặp phải một số khó khăn khiến hoạt động chưa được hiệu quả như mong muốn. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đó là do chưa có tư cách pháp nhân để hoạt động một cách độc lập, chưa thể ký hợp đồng giao dịch, xuất “hóa đơn đỏ” theo yêu cầu của khách hàng nên trong các giao dịch hiện nay, họ vẫn phải “nhờ” các đơn vị thuộc mạng lưới đứng tên trong hợp đồng, bên cạnh đó mạng lưới mà nhóm xây dựng được đến nay vẫn chủ yếu đến từ những mối quan hệ cá nhân, chưa thuyết phục các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
TS. Trần Thị Huyền Nga, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thành viên nhóm Labshare thông tin, hiện tại các đơn vị có đủ năng lực sẵn sàng tham gia vào mạng lưới Labeshare chưa nhiều, mức độ sẵn sàng chưa cao do có thể còn dè dặt và tham gia ở mức độ thăm dò để đấy chứ chưa thấy việc tham gia mang lại nhiều lợi ích cho họ như chúng tôi kỳ vọng
Với mong muốn giúp các nhà nghiên cứu tìm được thiết bị và cơ sở đo mẫu phù hợp đồng thời tăng hiệu quả sử dụng cho các trang thiết bị nhàn rỗi trong các phòng thí nghiệm; nhóm nghiên cứu cho biết trong thời gian tới LabShare sẽ tích cực tối ưu hoá các quy trình và kết nối và mở rộng mạng lưới các đơn vị khác và các công ty trong và ngoài nước để cung cấp đầy đủ kết nối các dịch vụ khoa học. Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển nền tảng ứng dụng trực tuyến để tự động hoá các quy trình và tăng kết nối người cung cấp và người sử dụng. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học trong các đơn vị kết nối và môi trường khoa học chung.
Bài, ảnh: PV
|