
|
|||
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu: Cần có một cuộc cải tổ chế độ đãi ngộ đối với người làm khoa học
Do đó, theo tôi cần có một cuộc cải tổ chế độ đãi ngộ đối với nhà khoa học như Hàn Quốc đã làm cách đây hơn 40 năm hoặc như Trung Quốc đã làm cách đây hơn 20 năm… đã đưa hai đất nước này tiến rất nhanh về KHCN. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các cá nhân hoạt động KHCN làm việc với năng suất và hiệu quả cao, đạt được thành tích xuất sắc trên cương vị của mình, nhất là những nhà KHCN đầu ngành, những người có trách nhiệm chủ nhiệm chương trình, dự án, đề tài KH - CN trọng điểm quốc gia. ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội): Cần có chế tài về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức KHCN
Về nội dung dự thảo Luật, tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau: Tôi thấy trong dự thảo đã đặt ra các thiết chế cũng như điều kiện để phát triển nguồn nhân lực KHCN là một trong những khâu then chốt. Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo về đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn rất yếu. Theo tôi, nếu chúng ta không có một cơ chế tài chính phù hợp, không có định hướng để phát triển nguồn nhân lực KHCN thì mục tiêu đặt ra để KHCN là động lực then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội là rất khó. Theo đánh giá chung thì số lượng tổ chức KHCN của ta hiện nay là rất lớn (khoảng 16 nghìn tổ chức), nhưng đóng góp của KHCN vào tăng trưởng GDP cũng như việc đổi mới công nghệ trong khối sản xuất còn rất mờ nhạt. Tôi đề nghị trong Luật nên có những thiết chế và những chế tài cụ thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các viện nghiên cứu, các tổ chức KHCN để họ nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu KHCN vào thực tiễn. Đối với các khối doanh nghiệp, chúng ta thường vẫn nói là để KHCN phát triển và để KT - XH phát triển thì cần có sự hợp tác của các nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước. Tuy nhiên trong dự thảo Luật, các quy định về mối quan hệ gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động sản xuất, kinh doanh; giữa nhà khoa học và nhà doanh nghiệp còn mờ nhạt. Do vậy, tôi đề nghị dự thảo luật cần có chế tài quy định cụ thể về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN gắn kết với sản xuất kinh doanh, gắn liền với thị trường. ĐBQH đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh): Mối quan hệ giữa KHCN với doanh nghiệp chưa được đề cập đúng tầm
Điều quan tâm nhất hiện nay là làm thế nào huy động được nhiều nguồn lực xã hội đầu tư cho KHCN. Tôi nghĩ, quan hệ doanh nghiệp với KHCN và sản xuất kinh doanh chưa được đề cập đúng tầm của nó trong luật. Ngoài việc bắt buộc doanh nghiệp trích lập Quỹ KHCN, cần phải quy định quỹ này được sử dụng bởi chính doanh nghiệp đó hoặc để hỗ trợ phát triển KHCN địa phương. Bên cạnh đó, phải bắt buộc các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển KHCN khi đạt một mức doanh thu nào đó để phục vụ đơn vị mình nâng cao cạnh tranh sản phẩm. Nên tập trung vào khu vực doanh nghiệp nhà nước vì như vậy vừa có lợi cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa tăng cường tiềm lực cho khu vực kinh tế nhà nước. Nhà nước nên hỗ trợ hoàn lại 30% chi phí nghiên cứu phát triển KHCN khi doanh nghiệp nghiên cứu thành công và ứng dụng. TS Trần Việt Hùng - Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam: Phải có mục tiêu cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực KHCN
Về vấn đề này Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam đang kết hợp với Bộ KH - CN xây dựng quy chế diễn đàn trí thức, tạo điều kiện cho các trí thức Việt Nam trong và ngoài nước tham gia đóng góp tích cực cho những vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển bền vững của đất nước ĐBQH Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đăk Nông): Cần quy định cụ thể hơn về đào tạo và thu hút nhân tài KHCN
Như vậy, vấn đề đặt ra là phải có các biện pháp mang tính đột phá về đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và thu hút nhân tài KHCN. Ở đây tôi đề xuất thành lập một cơ quan dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng hoặc một Phó thủ tướng chuyên trách việc nghiên cứu và phát triển KHCN theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; đề xuất các đề tài KHCN “mang tính đột phá”; cơ quan này trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp chỉ đạo việc thực hiện các đề tài trên. Những người làm việc ở cơ quan này là các nhà khoa học trong và ngoài nước (được mời tham gia, được thu hút hoặc được thuê…) có tài năng thực sự, có tâm huyết thực sự, được trọng dụng thực sự, được đãi ngộ xứng đáng với cống hiến. Việc thực hiện đề tài phải chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận không thành công (dĩ nhiên là có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ) - như vậy mới có thể tạo ra đột phá trong phát triển KHCN. ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh): Khơi thông nguồn lực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho KHCN
Doanh nghiệp biết họ cần gì, họ đặt hàng với các trung tâm nghiên cứu KHCN, các nhà khoa học và bỏ tiền nghiên cứu thì họ sẽ có cơ chế kiểm soát tốt hơn chúng ta. Làm vậy, chúng ta vừa khơi thông được nguồn lực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN và vừa làm cho hoạt động KHCN gần với thực tế hơn.
|