|
|||||||||||||||||||||||||
Giao lưu do Báo Đất Việt phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH-CN, Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức.
Trong chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2020 KH&CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới. Thứ trưởng có thể cho biết, các lĩnh vực mà Việt Nam đặt mục tiêu này là gì? - (Quỳnh Loan, 30 tuổi, Nữ , Quỳnh Loan@gmail.com)
-Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Những lĩnh vực mà Việt Nam có thể đạt được trình độ trong khu vực và thế giới đến năm 2020 là: một số ngành toán học, Vật lý lý thuyết, một số lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng trong ngành y, dược, nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thú y ... Có những sản phẩm mà Việt Nam xác định là sản phẩm chủ lực quốc gia, những lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm thì phải xây dựng năng lực KHCN lên tầm khu vực và thế giới để làm nền tảng cho phát triển. Là một trong những người đứng đầu một viện nghiên cứu lớn như Viện KHCN VN, chắc chắn ông được nghe nhiều lời “than phiền” của các nhà khoa học trong việc khó khăn về cơ chế, thủ tục hành chính. Điều gì ông thấy nhức nhối nhất? - (Phan Văn Trường, 39 tuổi, Nam , Thái Bình) -GS Dương Ngọc Hải: Những khó khăn về cơ chế, thủ tục hành chính thì nhiều nhà khoa học đã phát biểu. Tôi nghĩ rằng khó khăn về cơ chế thì đó là cách thức hình thành, quản lý và tài trợ các đề tài hiện nay vẫn mang nhiều nét quản lý kiểu hành chính. Tuy nhiên, theo định hướng chiến lựợc KHCN mới thì điều này đã được quan tâm, điều chỉnh theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó là điều rất tốt. Trong chiến lược phát triển KHCN tới năm 2020 đặt ra rất nhiều chỉ tiêu quan trọng, trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu đầu tư cho khoa học công nghệ…. (toàn xã hội đạt 1,5 GDP, đến năm 2020 hơn 2%GDP) đây là công việc cực kì khó khăn. Vậy cơ sở nào để chúng ta có thể lạc quan về điều này thưa Thứ trưởng? - (Tiến Hoàng, 30 tuổi, Nam , Hà Nội) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Thực tế là từ năm 2000 đến nay chi cho KHCN chiếm khoảng 2% ngân sách nhà nước, quy đổi tương đương 0,45 - 0,5% GDP. Việc xã hội hóa nguồn đầu tư ngoài ngân sách cho KHCN hiện nay còn thấp. Kinh nghiệm của các nước có nền KH-CN phát triển thì tỉ lệ đầu tư ngân sách NN trên đầu tư của xã hội cho KH-CN là 1/3 - 1/4. Nếu chúng ta có biện pháp khuyến khích, ưu đãi hấp dẫn thì có thể huy động nhiều hơn các nguồn đóng góp ngoài ngân sách NN.
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật sẽ có những hành động gì nhằm đẩy mạnh cho sự phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và kết quả đã đạt được đến nay là gì? (Trần Phương Liên, 39 tuổi, Nam , Quảng Bình)
-TS Trần Việt Hùng: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam không phải là sẽ mà đã có những đóng góp ngay trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020. Trong giai đoạn tới với chức năng nhiệm vụ của mình, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò KHCN trong xã hội, phổ biến các kiến thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, phát động rộng rãi phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật trên toàn quốc và đóng góp những giải pháp cụ thể về cơ chế đầu tư, cơ chế quản lý, chính sách sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện Chiến lược đã được Thủ tướng phê duyệt.
- TS Trần Việt Hùng: Tôi không nghĩ rằng việc các nhà khoa học chọn việc làm dễ, không phiền hà nhiều là thể hiện sự bất bình vào bộ máy quản lý mà do chính bộ máy quản lý và cơ chế quản lý hoạt động KHCN, cơ chế đầu tư tài chính cho KHCN đã tạo ra tình thế bắt buộc các nhà khoa học phải làm như vậy. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục quy định mỗi đề tài/dự án KHCN phải hoàn thành trong 2 năm, hoặc có khi chỉ trong 1 năm, nếu chúng ta vẫn cho rằng những đề tài không tạo ra sản phẩm KHCN như đăng ký ban đầu là những đề tài không hoàn thành nhiệm vụ... thì các nhà khoa học chỉ có thể chọn những đề tài nhỏ, có độ rủi ro không cao hoặc không rủi ro để thực hiện. Tất nhiên kèm theo đó là giá trị khoa học cũng không nhiều. Chính vì vậy, để thay đổi tình trạng này thì phải đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KHCN, cơ chế xét tuyển, đánh giá nhiệm vụ KHCN, cơ chế tài chính cho hoạt động KHCN. Thưa đại diện Viện KHCN VN, ông có nghĩ là giới trẻ hiện nay không "mặn mà" với hoạt động nghiên cứu? Theo ông vì sao? - (Hoàng Linh, 26 tuổi, Nữ , Hà Nội) -GS Dương Ngọc Hải: Theo tôi điều đó gắn nhiều đến điều kiện làm việc, chế độ chính sách để đảm bảo cuộc sống so với nhiều lĩnh vực khác chưa có sức hấp dẫn. Tôi tin rằng nghiên cứu là một lĩnh vực hoạt động hết sức hấp dẫn, lý thú, và nhiều bạn trẻ muốn dấn thân trong lĩnh vực này. Xin hỏi ông Khải, việc luật quy định doanh nghiệp được trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho công nghệ, vậy nếu doanh nghiệp không trích ra luật có điều khoản nào để chế tài không? - (Hoàng Xuân Lan, 31 tuổi, Nữ , Doanh nghiệp Hà Nội) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Quy định trên có trong luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp trích 10 % đầu tư cho công nghệ thì trong đó đã có 2,5% thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp được miễn (thuế suất thuế thu nhập DN hiện nay là 25 phần trăm. Quy định này nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả năng suất và sức cạnh tranh của mình. Tuy nhiên chưa có chế tài bắt buộc mà quy định này có tính chất khuyến khích. Bộ KH&CN đặt mục tiêu đến năm 2020, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP. Liệu đây có phải là mục tiêu mạo hiểm không thưa thứ trưởng? Vì sao? - (Xuân Huy, 29 tuổi, Nam , Trường ĐH kỹ thuật Thái Nguyên) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phải trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Một trong những tiêu chí để đánh giá quốc gia công nghiêp theo hướng hiện đại là giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao phải đạt 45% GDP trở lên. Vì vậy, Chiến lược đã căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội 11 của Đảng đã đề ra để đưa ra mục tiêu nêu trên.
Thưa GS Hải, được biết mới đây, Viện đã ra quyết định nhằm thu hút cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học với các tiêu chí và các hỗ trợ đặc biệt. GS có thể cho biết cụ thể hơn về chủ trương này và đến nay đã thực hiện được đến đâu? - (Đoàn Nga, 48 tuổi, Nữ , Mê Linh, Hà Nội) -GS Dương Ngọc Hải: Viện KH-CN VN rất mong muốn thu hút được các cán bộ khoa học trẻ. Trong thời gian nhiều năm, Viện đã có một số chính sách cụ thể như: trong tuyển dụng cán bộ thì ưu tiên tuyển dụng tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư có kết quả học tập xuất sắc, giỏi, có thành tích nghiên cứu khoa học, có bài báo, công trình công bố. Từ năm 2010, Viện có các đề tài dành riêng cho cán bộ khoa học trẻ, kinh phí hỗ trợ cho cán bộ mới tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong 3 năm đầu để khởi động nghiên cứu.
Xin hỏi ông Trần Việt Hùng, Việt Nam đã có văn hóa khoa học chưa? Nếu có đang ở mức như thế nào? , - (Dương Tuyết Nhàn, 31 tuổi, Nữ , Đồng Nai) -TS Trần Việt Hùng: Bạn đã đề cập đến một vấn đề rất rộng là văn hoá với một thuật ngữ tương đối mới là văn hoá khoa học, vì vậy khó có thể trả lời một cách vắn tắt được. Tuy nhiên, giả thiết rằng tôi và bạn cùng chung một nhận thức về văn hoá khoa học thì tôi xin trả lời câu hỏi này như sau: Hiện nay còn nhiều nhà khoa học trẻ sau khi học ở nước ngoài không muốn về nước làm việc. Điều đó có phải do chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập, khiến các nhà khoa học chưa phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của mình, thưa ông Nghiêm Vũ Khải? - (Đặng Văn Đức, 30 tuổi, Nam , Biên Hòa, Đồng Nai) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Điều bạn nêu ra là một thực tế. Hiện nay có tới hàng chục nghìn học sinh Việt Nam đang học ở những quốc gia tiên tiến bằng nhiều nguồn học bổng hoặc tự túc. Tôi cho rằng đãi ngộ về thu nhập chỉ là một yêu cầu trong việc đối xử với các nhà KH. Điều quan trọng hơn là môi trường và điều kiện làm việc để nhà KH được tự do sáng tạo vì lợi ích của đất nước.
cộng hoà non trê với biết baokhos khăn, hiểm nguy, nhiều nhà KH nổi tiếng của Việt Nam đã theo lời hiệu triệu của Bác Hồ, từ bỏ những điều kiện ưu ái ở nước ngoài để trở về Tổ quốc tham gia kháng chiến, kiến quốc. Đa số họ đã có những cống hiến xuất sắc được lịch sử và nhân dân tôn vinh. Chúng ta phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ KHCN -TS Trần Việt Hùng: Theo tôi, nguyên nhân của hiện trạng này là do cơ chế quản lý và đầu tư cứng nhắc bao cấp tạo ra, chính vì vậy phải mạnh dạn thay đổi toàn diện cơ chế quản lý hoạt động KHCN cũng như cơ chế đầu tư tài chính cho KHCN làm sao cho nhà khoa học có thể sống được bằng sự sáng tạo của mình và thu hút được sự đầu tư của xã hội cho hoạt động KHCN. Tôi thấy khoa học xã hội ít thu hút được người giỏi, người tâm huyết, nhưng chúng ta lại đặt ra mục tiêu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam trở thành hai tổ chức khoa học và công nghệ hàng đầu quốc gia và ASEAN điều này liệu có duy ý chí không thưa GS Hải? - (Đỗ Văn Hùng, 42 tuổi, Nam , Nghiệ An) -GS Dương Ngọc Hải: Chúng ta đều biết, cùng với khoa học tự nhiên (KHTN) thì khoa học xã hội (KHXH) đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tri thức xã hội. Những đóng góp của KHXH trong một số lĩnh vực, khác với KHTN, có thể khó định lượng nhưng nếu nhìn toàn bộ lịch sử phát triển của nhân loại thì chúng ta thấy rằng KHXH có vai trò, đóng góp rất lớn. Đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nền KH&CN nước ta phát triển chậm so với các nước trong khu vực, chưa tương xứng với với tiểm năng sẵn có? Theo Thứ trưởng, để phát triển KH&CN nước nhà, việc cần làm hiện nay là gì? - (Mai Văn Bền, 35 tuổi, Nam , Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Tất cả những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để đưa nền KH của Việt Nam lên tầm khu vực và thế giới đã được nêu trong Chiến Lược. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng bạn đã hỏi, trước hết do xuất phát điểm của nền kinh tế và trình độ phát triển của Việt Nam là thấp.
Tổ chức Liên hiệp hội là nơi tập hợp đông đảo các nhà khoa học nhất – những con người đã quá hiểu về những khó khăn, hạn chế của khoa học nước nhà trong thời gian qua. Ông nghe được họ “phàn nàn” những gì? Điều đó có được giải quyết trong đề án lần này? - (Nguyễn Lan Anh, 36 tuổi, Nữ , Hải Phòng) -TS Trần Việt Hùng: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tập hợp đông đảo các nhà khoa học với các ngành nghề khác nhau, vì vậy từ những góc độ nghề nghiệp chuyên môn của mình, các nhà khoa học cũng có những "phàn nàn" khác nhau về cách quản lý, về cơ chế đãi ngộ cho những người làm công tác khoa học, về điều kiện nghiên cứu, điều kiện hợp tác với các nhà khoa học quốc tế.... Thưa GS Dương Ngọc Hải, viện KH&CN Việt Nam đang phấn đấu xây dựng trở thành tổ chức KH&CN hàng đầu quốc gia và khu vực ASEAN. Vậy Viện KH&CN Việt Nam có những tiềm lực như thế nào nhằm đạt được mục tiêu đó? - (Thanh Tú, 31 tuổi, Nữ , Đại học sao đỏ. )
-GS. Dương Ngọc Hải: Viện KHCN Việt Nam có nhiều tiềm lực. Trước hết, lực lượng cán bộ khoa học của Viện gồm khoảng 3.800 cán bộ, trong đó có hơn 200 giáo sư, phó giáo sư; khoảng 700 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; khoảng 700 có trình độ thạc sĩ, còn lại phần lớn là cử nhân và kỹ sư. Xin hỏi ông Hải hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở nước ta vẫn chưa được khai thác, sử dụng đúng hiệu quả, tình trạng lãng phí trong sử dụng, khai thác kết quả nghiên cứu còn khá phổ biến. Xuất hiện tình trạng nơi đặt hàng và nơi nghiên cứu khoa học lệch nhau trong phối hợp. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? - (Nguyễn Ngọc Hùng, 33 tuổi, Nam , Giảng viên Đại học xây dựng Hà Nội ) -GS. Dương Ngọc Hải: Vấn đề này liên quan nhiều đến cơ cấu và hoạt động của tổ chức trong xã hội. Tất cả các nước đều muốn sao cho cung và cầu ăn khớp với nhau. Nhưng trong thực tế, giữa cung và cầu luôn luôn có khoảng cách. Tôi cho rằng một vấn đề lớn ở đây là thông tin giữa nhà nghiên cứu và những đơn vị, doanh nghiệp ứng dụng chưa kịp thời.
-Hiện nay, trên thế giới đã xây dựng mô hình trung tâm nghiên cứu xuất sắc (COE) hay nhóm nghiên cứu tiên tiến đang được thực hiện rất thành công trong nhiều lĩnh vực. Liệu Việt Nam có thể áp dụng mô hình này có phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay hay không, thưa ông Trần Việt Hùng? - (Nguyễn Thị Huyền, 36 tuổi, Nữ , Nam Định) -TS Trần Việt Hùng: Việc xây dựng một mô hình nghiên cứu như thế nào là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng quốc gia. Tuy nhiên, xu hướng phát triển KH chung hiện nay là sự kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực vì hầu như các sản phẩm KH-CN đều là kết quả của sự tích hợp các thành tựu khoa học kỹ thuật của nhiều ngành khác nhau. Vì vậy tôi cho rằng việc thành lập các nhóm nghiên cứu theo một mục tiêu để tạo ra một sản phẩm KHCN nào đó là rất quan trọng. Xin ông cho biết một số thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học của Liên hiệp hội cho đến lúc này đã đạt được những gì? - (Cao Phong, 26 tuổi, Nam , Phúc Trạch, Hà Tĩnh)
-TS Trần Việt Hùng: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp đội ngũ trí thức KHCN Việt Nam, không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học. Chức năng chính của VUSTA là tư vấn, phản biện, giám định xã hội, phổ biến kiến thức, xây dựng phong trào sáng tạp khoa học kỹ thuật trong toàn quốc. Với chức năng của mình, VUSTA đã tư vấn phản biện nhiều công trình lớn, nhiều chương trình chính sách liên quan đến KHCN trong đó có cả Chiến lược phát triển KHCN của đất nước. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chính sách mà chúng ta đang áp dụng cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học ở đơn vị hành chính sự nghiệp chưa phù hợp với lao động sáng tạo, trong đó có chế độ tuyển dụng, chế độ lương bổng, sắp xếp và bố trí công việc. Ý kiến của đại diện Bộ KH-CN về vấn đề này như thế nào? - (Thu Hiền, 35 tuổi, Nữ , Nguyenthuhien@gmail.com)
-Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Tiếp tục trao đổi về chủ đề sử dụng và đãi ngộ nhà KH, tôi cho rằng giới khoa học không đòi hỏi phải đối đãi với họ như là đối tượng chính sách. Đãi ngộ nhà KH cần gắn với tạo điều kiện để nhà KH làm việc hiệu quả và đóng góp nhiều cho đất nước. Hiện nay, Bộ KH-CN đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và cơ quan hữu quan đề xuất một số chính sách đãi ngộ cán bộ KH-CN, nhất là những người giữ trọng trách trong việc thực hiện nhiệm vụ KHCN quan trọng quốc gia, trong một số ngành KHCN đặc thù. Có nhiều người cho rằng nguyên nhân của việc Việt Nam không bật lên được trong nghiên cứu KHCN đó là nguồn nhân lực hạn chế, phòng thí nghiệm thiếu thốn và trình độ ngoại ngữ không đồng đều. Ông Hải có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao? - (Lê Văn Thể, 29 tuổi, Nam , Đại học mở Hà Nội) -GS. Dương Ngọc Hải: Tôi đồng ý rằng đây là 3 trong số các nguyên nhân chính, vì nếu không có các phòng thí nghiệm đạt chuẩn, không có nhiều cán bộ khoa học giỏi thì làm sao nói đến kết quả nghiên cứu khoa học tốt. Ngoại ngữ là đương nhiên, vì không có ngoại ngữ thì không thể nắm bắt các thành tựu khoa học mới, cũng như giao tiếp khoa học trong điều kiện hội nhập hiện nay. Dường như sự “nản” của các nhà khoa học đã xuất hiện ngay cả ở tổ chức được xem là đi đầu trong phản biện, đó là Liên hiệp hội Việt Nam (VUSTA). Sự “né” và nói giảm, nói tránh, không đi thẳng vào vấn đề trong thời gian qua như câu chuyện về thủy điện sông Tranh, xăng kém chất lượng… Ông có suy nghĩ gì về điều này? - (Trần Bình Minh, 32 tuổi, Nam , Đồng Nai) -TS Trần Việt Hùng: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) không có chủ trương "né" những vấn đề khó, nhạy cảm liên quan tới KH-CN. Nhưng VUSTA cũng không coi mình phải là một đối trọng đối với Chính phủ hay Nhà nước, phải làm "nổi mình" trong dư luận xã hội.
Hiện nay kinh phí dành cho KH&CN là 2% tổng chi ngân sách. Theo Thứ trưởng ngân sách này đã đủ đáp ứng cho hoạt động của KH-CN? - (Trần Thị Hồng, 32 tuổi, Nữ , Nam Định.) Xin Thứ trưởng cho biết, những đổi mới trong chính sách phát triển khoa học công nghệ của nước ta thời gian gần đây? - (Văn Tần, 52 tuổi, Nam , Mê linh, Hà Nội)
-Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Những đổi mới cơ bản là: Đến năm 2020, hình thành 5000 doanh nghiệp KH&CN, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khoa học hiện tại cho rằng việc hình thành các doanh nghiệp khoa học gặp quá nhiều khó khăn từ thủ tục thành lập đến việc hỗ trợ ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học. Bộ KH&CN đã có biện pháp cụ thể nào để giải quyết tình trạng này? - (Đinh Tiến Đạt, 42 tuổi, Nam , Sóc Trăng) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Nghị định 80 của CP về doanh nghiệp KHCN và Nghị định 115 về thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN côngnlaapj đã quy định quy trình thủ tục, tiêu chí việc thành lập doanh nghiệp KHCN. -TS Trần Việt Hùng: Theo tôi khái niệm tổng công trình sư và chuyên gia cao cấp là hai khái niệm khác nhau. Tổng công trình sư nghiêng về kỹ thuật, là những người am hiểu rất rộng về kỹ thuật trong một lĩnh vực nào đó có khả năng chỉ huy xây dựng cả một công trình kỹ thuật hoặc một sản phẩm lớn như tổng công trình sư máy bay, xây dựng nhà máy hoá chất... Còn chuyên gia cao cấp là những người am hiểu rất sâu một chuyên ngành hẹp nào đó. Xin chào GS Hải? Ông có thể cho tôi biết thực trạng đội ngũ nhân lực KH&CN Việt Nam hiện nay. Cơ chế nào để các nhà khoa học có thể yên tâm cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của ngành KH&CN? - (Mai Thị Thu Giang, 32 tuổi, Nữ , Bình Thuận) -GS. Dương Ngọc Hải: Về số liệu của cả nước thì chúng tôi không có vì đây là số liệu rất biến động. Còn số liệu của Viện KHCN VN như tôi đã cung cấp thì lực lượng cán
bộ khoa học của Viện gồm khoảng 3.800 cán bộ, trong đó có hơn 200 giáo sư, phó giáo sư; khoảng 700 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; khoảng 700 có trình độ thạc sĩ, còn lại phần lớn là cử nhân và kỹ sư. Chiến lược phát triển của Viện thời gian tới để đạt được nhiệm vụ này nói riêng và đóng góp cho sự phát triển của nền KH&CN Việt Nam nói chung là gì thưa ông? - (Lại Thị Thanh Tâm, 26 tuổi, Nữ , Bến Tre) -GS. Dương Ngọc Hải: Để thực hiện Chiến lược KHCN của Việt Nam thì Viện KHCN cũng được chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó có nhiều tiêu chí nhằm đưa Viện càng ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế, đạt được trình độ cao. Đánh giá của Viện KHCN VN về tác động của Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003 đối với sự phát triển của Viện nói riêng và KH&CN của cả nước nói chung? - (Cù Thị Mỹ Vân, 27 tuổi, Nữ , Myvan@Gmail.com) -GS. Dương Ngọc Hải: Đây là câu hỏi rất lớn, tôi chỉ xin nêu con số. Năm 2006, Viện KHCN VN có 159 công bố ISI và năm 2011 thì con số này là 334. Chắc chắn, Viện KHCN VN năm 2010 phát triển và lớn mạnh hơn nhiều so với năm 2003 về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, trang thiết bị và kết quả nghiên cứu như đã nêu ở trên qua một ví dụ. Nhiều nhà khoa học, nhà doanh nghiệp cho rằng con số 1,5% GDP đầu tư cho KH&CN vào năm 2015 và hơn 2% vào năm 2020 là rất thấp cả về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ phần trăm. Thưa ông Trần Việt Hùng, ông nghĩ sao về con số này? - (Trần Minh Dũng, 36 tuổi, Nam , Cục lưu Trữ Thông tin) -TS Trần Việt Hùng: Hiện nay Nhà nước dành 2% ngân sách cho hoạt động KHCN, nghĩa là sấp sỉ 0,5-0,7% GDP hàng năm, đầu tư xã hội cho KHCN khoảng sấp sỉ 0,3% GDP. Như vậy, hiện nay đầu tư của toàn xã hội cho hoạt động KHCN khoảng dưới 1% GDP. Từ nay đến 2015 chỉ còn chưa đến 3 năm, vì vậy tôi cho rằng chỉ tiêu 1,5% GDP cho KHCN không phải là thấp. Tuy nhiên nếu thu hút được sự quan tâm đầu tư của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp thì sau 2015 tốc độ xã hội đầu tư cho KHCN có thể có sự phát triển đột biến vượt mức 2% như Chiến lược đề ra. Xin hỏi GS Dương Ngọc Hải, ông có thấy trong Đề án đổi mới KHCN lần này sẽ “cởi trói” nhiều cho các nhà khoa học không? - (Trần Văn Đức, 37 tuổi, Nam , Hải Phòng) -GS. Dương Ngọc Hải: Mong muốn tạo một môi trường làm việc thuận lợi cho khoa học thể hiện trong Đề án rất lớn. Tuy nhiên, thực hiện như thế nào thì cần có thời gian mới đánh giá được. Giới khoa học rất kỳ vọng vào những Đề án mới này. Ngoài những chính sách của Nhà nước, Viện KH-CN VN có cơ chế khuyến khích nào để thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài KH&CN của Viện hay không? - (Nguyễn Thị Vân Anh,, 31 tuổi, Nữ , Nam Định) -GS. Dương Ngọc Hải: Chúng tôi ưu tiên nhận vào biên chế các cán bộ có trình độ, tạo điều kiện trong việc đăng ký và thực hiện đề tài, đào tạo nâng cao trình độ (cử nhân lên thạc sĩ, thạc sĩ lên tiến sĩ...) trong quan hệ, hợp tác quốc tế... Thưa GS, tôi thấy cách làm đề tài khoa học ở nhiều bộ ngành hiện còn rất nhiều bất cập như đề tài trùng lắp, thậm chí sao chép của nhau. Viện KH&CN có xảy ra tình trạng này không và hướng giải quyết là thế nào? - (Trần Hữu Nam, 35 tuổi, Nam , Tiền Hải Thái Bình) -GS. Dương Ngọc Hải: Tránh trùng lặp, sao chép trong thực hiện đề tài là điều kiện tiên quyết trong phê duyệt và đồng ý triển khai thực hiện đề tài ở Viện KHCN VN. Để làm được điều này, chúng tôi tổ chức các hội đồng xét duyệt các cấp, gồm các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến nội dung đề tài.
Xin hỏi ông Khải, Bộ KH-CN đã làm gì để việc thanh quyết toán đề tài, dự án nghiên cứu đơn giản hơn? - (Mỹ Xuân, 36 tuổi, Nữ , Vinh) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Rất nhiều người thực hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước phàn nàn về định mức, thủ tục, quy trình thanh quyết toán kinh phí. Thậm chí có những nhà KH có uy tín đã từng nói tại diễn đàn Quốc hội rằng việc nghiên cứu KH không "đau đầu", thậm chí gây rủi ro đến danh dự và uy tín bằng việc làm thế nào để thanh quyết toán.
-Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Cơ chế khoán đã được áp dụng một cách hiệu quả trong nông nghiệp và một số lĩnh vực hoạt động kinh tế. Riêng trong lĩnh vực KHCN cũng có thể áp dụng cơ chế khoán cho một số nhiệm vụ KHCN. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực chưa thể áp dụng cơ chế khoán. Khi đã xác định được rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra thì có thể thực hiện khoán. Nghiên cứu và sáng tạo KH là một quá trình khám phá, có độ rủi ro cao; nhiều trường hợp chưa hoàn toàn xác định và đánh giá được kết quả đầu ra như thế nào trước khi giao, khoán. Trong trường hợp đó, thậm chí nhà KH cũng không quả quyết theo hướng nhận khoán sản phẩm cuối cùng. Áp dụng cơ chế khoán cũng phải đi kèm với định mức chi, cơ chế tài chính, phương thức thanh toán minh bạch, công khai. Khoán trồng lúa trên một thửa ruộng hay khoán xây một ngôi nhà khác với khoán thực hiện một nhiệm vụ KHCN. Được biết ông Trần Việt Hùng là người nhiều năm tâm huyết với ngành khoa học, ông có điều gì muốn chia sẻ với những người theo đuổi con đường khoa học, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên trẻ? - (Lại Viết Thuật, 43 tuổi, Nam , Cần Thơ) -TS Trần Việt Hùng: Tôi xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Có rất nhiều nhà khoa học đã nói trước tôi về vấn đề này. Đối với tôi, để theo đuổi con đường khoa học phải kiên trì với con đường mình đã chọn, với đối tượng mình nghiên cứu, luôn nuôi dưỡng sự sáng tạo, sự trung thực trong nghiên cứu khoa học. Ông có thể thằng thắn nói về những bất cập vẫn còn tồn tại trong hoạt động phản biện của LHH hiện nay là gì? - (Trung Dũng, 31 tuổi, Nam , Trung Dung1234@gmail.com) -TS Trần Việt Hùng: Tư vấn phản biện và giám định xã hội là một trong những chức năng chính được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thực hiện đã tạo được những tiếng vang nhất định và cũng được xã hội đánh giá cao trong thời gian vừa qua. Nhưng phần lớn những hoạt động này mang tính thụ động và chưa có cơ chế rõ ràng, cách tổ chức chưa chuyên nghiệp, chưa khai thác được hết tiềm năng của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Để KH&CN có sức lan tỏa rộng rãi trong xã hội hiện nay. Truyền thông về KH&CN đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, tập trung, đầu tư như mong muốn. Theo thứ trưởng sắp tới có giải pháp để đẩy mạnh không? , - (Trần Thị Lệ Xuân, 37 tuổi, Nữ , Nho Quan, Ninh Bình) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Một nội dung mới của Chiến Lược so với các văn bản trước đây là đã đề ra giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KHCN. Trong một xã hội thông tin như ngày nay, công tác tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng. -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Theo Luật ngân sách, hàng năm các tỉnh được bố trí nguồn ngân sách cho hoạt động KHCN. Việc phân bổ thuộc thẩm quyền của Hội đồng ND. Trước dây không lâu, nhiều tỉnh thành đã chi nguồn tài chính được phân bổ cho hoạt động KHCN vào các mục đích khác. Tình trạng này đang được khắc phục. Thưa TS Trần Việt Hùng, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học giỏi hiện nay thường đã về hưu hoặc sắp về hưu, trong khi đỗi ngũ cán bộ trẻ kế cận lại không mặm mà với công việc nghiên cứu. Theo TS làm thế nào để thu hút các cán bộ trẻ làm nghiên cứu khoa học? - (Thanh Hiền, 51 tuổi, Nữ , Bình Chánh, TPHCM) -TS Trần Việt Hùng: Theo tôi, thực tế cũng không đến mức bi đát như vậy. Nhưng trước đây việc đào tạo là do Nhà nước sắp đặt, vì vậy được đào tạo theo ngành nào thì sẽ làm theo ngành ấy. Còn bây giờ thế hệ trẻ có nhiều sự tự lựa chọn hơn, chính vì vậy dẫn đến có những ngành thừa chuyên gia giỏi nhưng có những ngành lại thiếu những chuyên gia trẻ, còn những chuyên gia giỏi thì đã nghỉ hoặc chuẩn bị nghỉ hưu. Đội ngũ cán bộ KHCN trẻ hiện nay cũng thực dụng hơn, nơi nào mang lại lợi ích, có thu nhập cao sẽ thu hút được nhiều chuyên gia giỏi hơn. Bộ KH&CN phối hợp với Ban Tuyên giáo TW đang triển khai xây dựng đề án “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. So với chiến lược phát triển KHCN mới được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 11/4 có điểm gì mới và khác biêt thưa ông Nghiêm Vũ Khải? - (Võ Hương Lan, 26 tuổi, Nam , Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội) -Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Bộ KHCN đang phối hợp với Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức nghiên cứu thực tiễn, trao đổi với các chuyên gia, tổ chức để xây dựng đề án về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trình Hội nghị TƯ 6 tới đây.
-TS Trần Việt Hùng: Tôi cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để phát triển khoa học công nghệ là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho KHCN, và phải gắn nghiên cứu khoa học với những yêu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy phải có sự gắn kết giữa giáo dục, đào tạo, hoạt động nghiên cứu KHCN, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành, quốc gia. Được biết, trong Chiến lược phát triển KH&CN 2011 – 2020 có rất nhiều vấn đề đổi mới, trong đó có nội dung thực hiện nghiên cứu ứng dụng KH&CN theo đặt hàng của Chính phủ, các Bộ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và tổ chức khác. Xin ông cho biết, tại sao vấn đề này cần được đặt ra trong thực tế nghiên cứu ứng dụng hiện nay? - (Ninh Xuân Diện, 41 tuổi, Nam , Hòa Bình)
-Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Trong một thời gian khá dài, nhà KH, tổ chức KHCN thường nghiên cứu những vấn đề phù hợp với sở trường và năng lực sẵn có; chưa gắn nhiệm vụ KHCN với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động KHCN còn mang nặng tính hành chính, bao cấp. Những tồn tại nêu trên đã làm hạn chế những đóng góp của giới KH & CN. Trong thời gian tới sẽ thực hiện cơ chế đặt hàng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và những nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Thưa quý độc giả, mặc dù còn rất nhiều câu hỏi mà độc giả đã gửi đến cho chương trình, nhưng do thời gian có hạn, chúng tôi xin phép được tạm dừng chương trình tại đây. Xin cảm ơn các độc giả đã gửi câu hỏi tới tham gia chương trình và các khách mời đã tới tham dự giao lưu.
|