|
|||
Đó là chia sẻ của PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn - Phó Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát liên ngành của Ban Tuyên giáo, Bộ KH&CN nhằm phục vụ việc xây dựng Đề án “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) vào tháng 10/2012 diễn ra ngày 9/5 tại Hà Nội. PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn cũng cho biết, nhiều năm qua lĩnh vực nghiên cứu này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức. Mỗi năm có hàng chục cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm, trình độ cao nghỉ chế độ mà cán bộ trẻ có trình độ cao khi ra trường thì nghiên cứu KHXH thường không phải là sự lựa chọn của họ. Lý giải cho tình trạng này PGS. TS. Phạm Văn Đức – Viện trưởng Viện Triết học cho biết, sở dĩ ngành nghiên cứu KHXH ngày càng giảm sức hút đối với cán bộ nghiên cứu trẻ có trình độ cao nguyên nhân chính đó là chưa có chế độ ưu đãi, khuyến khích để thu hút đội ngũ này. Ví dụ như Viện Triết học bình quân 1 tháng mỗi cán bộ nghiên cứu chỉ được thu nhập nhiều nhất là 5 triệu đồng, còn lại những Viện khác thuộc Viện KHXH Việt Nam thì trung bình chỉ là 3,5 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy thì khó đảm bảo được cán bộ nghiên cứu toàn tâm toàn ý với công tác nghiên cứu. PGS. TS. Đức cũng nhấn mạnh, nhiều năm gần đây nghiên cứu KHXH đã dần nhận được sự quan tâm của xã hội và các cấp ban ngành nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học. Chúng tôi mong muốn trong đề án sắp tới ngành KHXH có cơ chế đầu tư đặc thù để nghiên cứu KHXH có nhiều hơn nữa những kết quả nghiên cứu thực sự hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng quan điểm trên PGS. TS. Trần Thị An cho biết, hiện nay số cán bộ nghiên cứu của Viện KHXH Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với cán bộ nghiên cứu ở một địa phương bất kỳ trong cả nước nhưng nguồn kinh phí đầu tư cho địa phương còn nhiều hơn so với đầu tư cho các Viện nghiên cứu thuộc Viện KHXH Việt Nam, đó là một thực tế bất cập mà trong đề án tới PGS. TS muốn có sự thay đổi để nguồn kinh phí cho sự nghiệp khoa học thực sự phát huy hết hiệu quả. Các đại diện Viện KHXH Việt Nam đồng ý kiến cho rằng, những tồn tại trên đã và đang là rào cản không nhỏ để khoa học đạt được mục tiêu là then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nếu có sự quyết tâm của tất cả các cơ quan có thẩm quyền thì nhất định sẽ đổi mới được cơ chế còn nhiều bất cập như hiện nay. Tin, ảnh: Hoàng Anh |