|
|||
Đây là phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 do Bộ KH&CN tổ chức ngày 10.1.2012, tại Hà Nội. KH&CN đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân tại Hội nghị, năm 2011, Bộ KH&CN đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các định hướng, nội dung, nhiệm vụ KH&CN đã bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Kết quả hoạt động KH&CN đã đáp ứng tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục vụ trực tiếp quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế. Bộ đã xác định Danh mục 25 sản phẩm và nhóm sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm quốc gia với trên 350 sáng chế về công nghệ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các sản phẩm này; nghiên cứu, điều tra và đánh giá trên 1.000 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế tạo 28 nhóm ngành có nhu cầu và năng lực đổi mới công nghệ. Năm 2011 cũng là năm đánh dấu bước bứt phá của ngành KH&CN với nhiều dự án, công trình lớn được ứng dụng hiệu quả. Điển hình là dự án chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước; công trình nghiên cứu, sử dụng tế bào gốc từ tủy xương để điều trị thành công bệnh nhân được chẩn đoán là "Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh" (một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao ở trẻ em) của ngành y tế đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 2 (sau Mỹ) thành công với công nghệ này. Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất xăng sinh học và dầu diezel sinh học đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các nhiên liệu này. Việt Nam lần đầu tiên đã thiết kế, chế tạo thành công Máy biến áp điện lực 3 pha 500 kV - 3 x150 MVA với chất lượng tương đương của Châu Âu… Đây là những ví dụ điển hình cho hàng trăm nhiệm vụ KH&CN khác đã thành công do có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới công nghệ, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tạo tác động tích cực làm tăng đầu tư của khu vực ngoài ngân sách cho KH&CN. Một trong các hướng hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả là tìm kiếm, trao đổi công nghệ, chuyên gia công nghệ với nước ngoài; hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành viện, trung tâm nghiên cứu trong doanh nghiệp để phục vụ quá trình đổi mới công nghệ… Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai chủ trương lớn mang tính đột phá trong hoạt động KH&CN, đó là chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghị định 115/2005/NĐ-CP) và hình thành doanh nghiệp KH&CN (Nghị định 80/2007/NĐ-CP). Đến nay, trên 80% các tổ chức đăng ký thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trong đó khoảng 65% các tổ chức có đề án chuyển đổi được phê duyệt. Nhiều tổ chức KH&CN được chuyển đổi đã có nhiều sản phẩm, kết quả nghiên cứu được thương mại hóa phục vụ kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh.
Máy biến áp 500kV - 3 x150 MVA do Công ty Cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh thiết kế, chế tạo. Trong công tác phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ hạt nhân, Bộ đã tâp trung triên khai kê hoach xây dưng hê thông văn ban phap luât vê điên hat nhân. Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành năng lượng nguyên tử nhằm phục vụ quá trình xây dựng, vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật hạt nhân. Đồng thời đã hoan tât cơ ban thu tuc đam phan vơi Nga đê thành lập Trung tâm hợp tác KH&CN hạt nhân. Đề xuất hình thành và triển khai Chương trình KH&CN về năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới. Năm 2011, hoạt động nghiên cứu triển khai đã đạt nhiều kết quả nổi bật: hoan thanh viêc chuyên đôi thanh nhiên liêu Lo phản ứng hạt nhân Đà Lạt, đông thơi đa lam chu đươc công nghê, ky thuât tinh toan va khơi đông lai thanh công Lo phan ưng tư những kỹ sư Việt Nam (thay cho phai thuê chuyên gia nươc ngoai như hai lân trươc đây); thiết kế chế tạo thành công máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp sư dung tia gamma va đươc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) đanh gia cao, ky hơp đông chuyên giao công nghệ cho môt số nước... Ưu tiên nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KH&CN Năm 2012, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KH&CN được Bộ xác định tập trung ưu tiên số một. Cùng với đó, tập trung đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển các công nghệ nguồn, xây dựng hạ tầng KH&CN quốc gia; đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KH&CN… Bộ cũng đã xác định rõ các nhiệm vụ cụ thể phát triển KH&CN trong năm 2012 là tiếp tục hoàn thiện nền tảng pháp lý về KH&CN, tập trung đưa các đạo luật đã ban hành đi vào cuộc sống; đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án KH&CN; tăng cường tiềm lực KH&CN; đẩy mạnh thưc hiên cơ chê tư chu, tư chiu trach nhiêm; thuc đây hoat đông đổi mới, ưng dung công nghệ… Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu cũng như những kết quả đạt được của Bộ KH&CN thời gian qua. Thủ tướng cho rằng, KH&CN ngày càng đóng vai trò quan trọng và có những đóng góp rõ nét đối với sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là những đóng góp cho phát triển nông nghiệp - một ngành trụ cột của nền kinh tế. Những năm qua, trình độ KH&CN của nước ta ngày càng được nâng cao, khoảng cách về KH&CN ở một số lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước được thu hẹp, việc đổi mới công nghệ trong các ngành, các doanh nghiệp được tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành KH&CN cũng cần lưu ý và từng bước khắc phục những hạn chế như việc triển khai một số chương trình, dự án, đề án lớn về KH&CN còn chậm và chưa hiệu quả; chưa khai thác hết công suất các phòng thí nghiệm; chưa có chính sách hữu hiệu trong đào tạo, quy hoạch, sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN… Năm 2012 và các năm tới, Bộ KH&CN phải quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu đưa KH&CN thực sự trở thành khâu đột phá, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. Thủ tướng yêu cầu, Bộ KH&CN cần tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN; đổi mới công nghệ trong sản xuất; tăng hàm lượng chất xám, KH&CN trong mỗi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… để KH&CN thực sự là khâu đột phá, là giải pháp quyết định trong việc tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và sự phát triển bền vững của đất nước. Bộ cũng cần tập trung đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản; tập trung đẩy nhanh tiến độ, đầu tư cho các khu công nghệ cao, các phòng thí nghiệm trọng điểm cũng như hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình phát triển; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ; chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực KH&CN và phải xác định rõ chiến lược, kế hoạch 5 năm, 10 năm, 20 năm về phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Hạnh Nguyên |