|
|||
Song song với đó là xây dựng được một hệ thống các chính sách liên quan đến việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN). Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh cho DNNVV vẫn là câu chuyện rất khó làm, bởi thực tế doanh nghiệp còn gặp nhiều thách thức.
Nhiều thách thức lớn Thống kê của Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho thấy, khu vực DNNVV nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành động lực của nền kinh tế. Tính đến nay cả nước đã có gần 550 ngàn doanh nghiệp đăng ký hoạt động, hơn 97% trong số này là các DNNVV. Như một quy luật tự nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều có bước khởi đầu và trưởng thành với xuất phát điểm thấp, thậm chí có những đơn vị trưởng thành từ hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Điều quan trọng, sau các khó khăn đó có hàng loạt vấn đề trong đó cốt yếu nhất là đổi mới, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp lại chưa nghĩ tới. Chỉ có một số rất ít các chủ DNNVV nêu ra những khó khăn về đổi mới và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Hiện, DNNVV rất thiếu thông tin về những vấn đề liên quan đến phát triển công nghệ. Một bộ phận lớn các chủ DNNVV chưa có thói quen tìm kiếm, thu thập, sử dụng thông tin công nghệ. Phát triển theo cách “copy” vẫn là một thực tiễn phổ biến trong cộng đồng các DNNVV. Không ít các đơn vị trong số họ hiện khó khăn về phương tiện, nhân lực công nghệ thông tin, lúng túng trong đề xuất ý tưởng, tìm kiếm và lựa chọn công nghệ để cải thiện sản xuất kinh doanh, thiếu nhân lực KH&CN trình độ cao.
Nhờ đầu tư Xưởng gia công cơ khí công nghệ cao với công nghệ mua của Đức, Trong số 117 DNNVV do Trung tâm Hỗ trợ phảt triển Doanh nghiệp và Cộng đồng điều tra trong khuôn khổ một dự án về sử dụng hiệu quả năng lượng trong các DNNVV, chỉ có 11 doanh nghiệp có cán bộ kỹ thuật ở cấp kỹ sư, trung cấp, công nhân có kinh nghiệm... Không thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ Đại diện Hiệp hội DNNVV cho rằng, vấp vào các thực tế nêu trên không hẳn là chúng ta thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ. Thời gian qua, nhiều bộ luật quan trọng liên quan đến phát triển KH&CN đã được ban hành và đi vào cuộc sống như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Sở hữu trí tuệ... Chính phủ đã ban hành những nghị định quan trọng nhằm khuyến khích việc đầu tư phát triển KH&CN, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp như Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN; Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập; Nghị định 80/2007/NĐ-CP về Doanh nghiệp KH&CN… Bên cạnh đó còn có các văn bản dưới luật do Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ ngành liên quan ban hành và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN nói chung, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nói riêng như xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN, tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị… Các cơ chế, chính sách đó giúp doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN có môi trường pháp lý thuận lợi và nguồn ngân sách thường niên để thực hiện nhiều hoạt động như: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất; chuyển giao công nghệ; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của doanh nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực KH&CN; xây dựng hệ thống thông tin KH&CN; được ưu đãi về thuế, đất đai, vay vốn ưu đãi… Các chính sách và cơ chế này đã tác động tích cực đến việc thúc đẩy sự phát triển KH&CN. Chúng ta đã có được một đội ngũ đông đảo các cán bộ KH&CN có trình độ cao, có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, quản lý KH&CN. Hàng năm, một số lượng lớn các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các dự án chuyển giao công nghệ được thực hiện đã tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cần một chiến lược hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ Mặc dù rất nhiều chính sách, cơ chế đã ban hành nhưng theo đại diện Hiệp hội DNNVV, số lượng doanh nghiệp có thể tiếp cận các chính sách, thông tin KH&CN còn rất hạn chế. Thực tế, trong số 120 doanh nghiệp được Hiệp hội DNNVV tiến hành khảo sát, trực tiếp hỏi ý kiến, không có chủ doanh nghiệp nào biết đến Luật Chuyển giao công nghệ hay Nghị định số 119/1999/NĐ-CP. Theo đại diện Hiệp hội DNNVV, ngoài các cơ chế chính sách đã có cần thực hiện một số điểm trọng tâm. Thứ nhất, nên sớm có chiến lược hỗ trợ khu vực DNNVV đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc đổi mới công nghệ cần gắn bó mật thiết với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm do DNNVV làm ra. Đó sẽ là nền tảng cho việc xác định các mục tiêu ưu tiên, cơ chế chính sách, bố trí nguồn lực cho việc hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ. Thứ 2, nên đổi mới quá trình đề xuất, thẩm định, lựa chọn và đánh giá một đề tài hay dự án đổi mới công nghệ. Công nghệ được hỗ trợ để phát triển hoặc được hỗ trợ để chuyển giao phải có tính đổi mới, phải tạo ra những thay đổi mạnh, có tính cách mạng trong một ngành sản xuất, nền kinh tế của địa phương hoặc cả nước. Việc chuyển giao thành công hệ thống lò đốt chất thải tiết kiệm năng lượng sử dụng nhiên liệu đốt là gas LPG (hay dầu DO) cho ngành gốm sứ và đã làm thay đổi diện mạo nhiều cơ sở sản xuất gốm sứ trong cả nước là một ví dụ điển hình. Thứ ba là đổi mới và tổ chức hợp lý hơn việc cung cấp thông tin công nghệ cho doanh nghiệp và làm thế nào để đông đảo các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin như các cơ sở dữ liệu về KH&CN, cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN, Cổng thông tin KH&CN quốc gia (http:www.vista.vn), chợ công nghệ thiết bị ảo (Techmart online), các chợ công nghệ và thiết bị vùng và địa phương… Thứ tư là cần minh bạch hóa việc sử dụng nguồn lực của nhà nước cho phát triển KH&CN nói chung, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nói riêng bởi nó sẽ là biện pháp quan trọng để nâng cao tính hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nhà nước. Nguyễn Hạnh |