|
|||
Thực trạng cung cầu So với Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…, Việt Nam đã chậm hơn 20 năm trong việc hình thành sàn giao dịch CN (SGDCN), khiến các DN trong nước trong suốt thời gian qua phải “tự bơi” mỗi khi có nhu cầu chuyển đổi, đầu tư CN. Tại thời điểm hiện nay, việc hình thành SGDCN ở Việt Nam đang chín muồi bởi nhiều yếu tố. Trước hết là DN Việt Nam có nhu cầu đổi mới CN sản xuất ngày một tăng nhằm nâng cao uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, các viện nghiên cứu, DN chuyên cung cấp CN (DNCN) có đủ khả năng cung cấp những CN tiên tiến. Mặt khác, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được hình thành đầy đủ, đặc biệt chỗ dựa vững chắc từ cam kết hỗ trợ của Chính phủ và các chính sách ưu đãi khuyến khích thúc đẩy SGDCN phát triển. Người có nhu cầu mua CN thì lúng túng trong việc tìm kiếm thông tin đáng tin cậy hay không đủ năng lực để đánh giá, định giá CN và không hiểu về các thủ tục pháp lý. Số lượng các cơ quan, công ty tư vấn chuyên nghiệp về dịch vụ CN vẫn chưa nhiều để đáp ứng nhu cầu DN.
Doanh nghiệp góp ý dự thảo Sàn Giao dịch công nghệ Người bán CN cũng không tiếp cận được người mua vì hạn chế đầu mối hoặc kênh thông tin kết nối để đáp ứng CN đúng với nhu cầu người mua. DN cũng chưa tin tưởng việc chuyển giao CN khi độ rủi ro quá cao mà không có tổ chức nào đứng ra đảm bảo quyền lợi DN. Trước thực trạng trên, Sở KHCN TP.HCM nhận thấy cần thiết phải xây dựng SGDCN để hỗ trợ các DN trong việc thương mại hóa, chuyển giao CN. Và xa hơn là xây dựng mạng lưới chuyển giao CN giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và DN cả nước. Tiền đề để hình thành SGDCN Từ lâu, Việt Nam đã có hình thức mua bán CN thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm thương mại, đáng chú ý là Chợ CN và thiết bị (Techmart – Softmart) TP.HCM được khởi xướng từ tháng 12/1999, kết hợp với một số chương trình hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm KHCN. Mô hình đã được nhân rộng trên cả nước với quy mô tầm khu vực. Theo thông kê, tổng số có 24.067 lượt CN và thiết bị từ nguồn trong nước được giới thiệu chào bán. DN đã ký kết hợp đồng mua bán chuyển giao CN và thiết bị tại các kỳ chợ với tổng trị giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, còn có chợ CN và thiết bị thường xuyên (Techmart Daily) và Chợ CN và thiết bị trên mạng (Techmart Online). Tuy nhiên, các sân chơi này chỉ hoàn thành vai trò kết nối giao dịch mua bán CN giữa bên cung và bên cầu theo định kỳ, chưa thực hiện quá trình thương mại hóa thành quả khoa học và CN qua việc chuyển giao CN. Nhưng những trải nghiệm và bài học có được sẽ tạo nền móng vững chắc để xây dựng SGDCN. Tháng 10/2008, UBND thành phố Hải Phòng và Sở KHCN Hải Phòng đã khai trương SGDCN đầu tiên cấp địa phương trong cả nước. Bước đầu, sàn đã tiến hành trên 30 cuộc môi giới, kết nối cho các DN gặp gỡ, thương thảo, ký kết hợp đồng mua bán CN, thiết bị; tổ chức thành công phiên đấu giá CN, thiết bị đầu tiên trên cả nước. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu vẫn còn hạn chế, chưa thể đáp ứng hết nhu cầu thực tế. Khó khăn trước mắt Theo thông tin nghiên cứu của dự thảo Đề án xây dựng SGCCN TP.HCM, những lợi ích mà SGDCN mang đến cho các DN (cả bên bán lẫn bên mua CN, đối tác môi giới) là rất lớn. DN hưởng lợi qua việc tìm kiếm đối tác, khách hàng, tư vấn lựa chọn và thẩm định CN, tư vấn các dịch vụ đăng ký hợp đồng đến việc được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ vay vốn và nhiều chính sách ưu đãi khác… Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị và thử nghiệm chỉ có 3 năm trong khi có quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Có thể thấy, nhiệm vụ và trách nhiệm của nhóm thực hiện đề án trong năm đầu tiên khá nặng nề như tổ chức nhân sự, xây dựng cơ sở dữ liệu về DN, chuyên gia, cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật, cơ chế chính sách, thiết lập mạng lưới đại lý, môi giới, chuyên gia tư vấn, công tác đào tạo, xây dựng quy trình nghiệp vụ, quảng bá, tiếp thị… Hơn nữa, với một dự án lớn tầm quốc gia thì mức kinh phí đầu tư cũng khá khiêm tốn, khoảng 3 tỉ đồng cho năm đầu tiên, 5 tỉ đồng cho năm thứ 2 và 7 tỉ đồng cho năm thứ 3. Theo thông tin tổng hợp qua các buổi thu thập ý kiến đóng góp cho dự thảo Đề án, đa số DN rất phấn khởi về việc thiết lập SGDCN nhưng đồng thời cũng bày tỏ sự lo lắng trước khó khăn và rủi ro trong quá trình thực hiện. Ông Nguyễn Quang Ngọc, đại diện Công ty CP Trồng trọt Sinh học Quốc tế, cũng là một trong những tác giả có bằng sáng chế, bày tỏ: “Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu cho việc ra đời của SGDCN. Tuy nhiên, tôi lo ngại khi biết mức đầu tư cho dự án này quá thấp. Ngoài ra, khi DN trong nước làm việc với đối tác nước ngoài, nhóm soạn thảo nên chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng cho phù hợp, Việt hóa cơ sở dữ liệu, nên tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, có hàm lượng xuất khẩu cao. Việc chuyển giao quy trình của sàn giao dịch cho đại lý phải thống nhất, nếu không kiểm soát được đại lý sẽ làm mất lòng tin khách hàng”. Đại diện từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 cho biết, nhóm thực hiện nên rút kinh nghiệm từ SGDCN về thủy sản ở Cần Giờ vì sau một thời gian dài hoạt động nhưng không có DN nào giao thương, cuối cùng phải giải thể. Nhìn chung, nguồn cung và nguồn cầu về CN khá thấp. Hàm lượng khoa học trong các công trình nghiên cứu rất ít, dẫn đến khó bán. Trong khi hàng năm, các nước như Hàn Quốc, Thái Lan có tới mấy chục ngàn công trình được công bố trên các tạp chí thế giới còn Việt Nam chỉ dừng lại ở trên dưới 1.000 công trình. Thêm vào đó, người mua và người bán vẫn chưa có thói quen chuyển giao CN vì họ chưa thấy được lợi ích thực sự. Nếu nhóm tổ chức tìm ra phương án giải quyết các thực trạng trên, SGDCN của Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả. Ngoài những trăn trở về cách quản lý, ông Nguyễn Anh Thi, Phó trưởng ban Khoa học và CN Đại học Quốc gia TP.HCM lưu ý đến vấn đề sở hữu trí tuệ, phải bảo hộ CN trước rồi mới chuyển giao. Cần chú trọng xây dựng dịch vụ bảo trợ sở hữu trí tuệ cho cả bên cung và cầu. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về khoa học, CN phải được thể hiện ở nhiều ngôn ngữ nước ngoài để giao thương tốt với thế giới. Cuối cùng là phải có chính sách thu hút đào tạo nhân lực trình độ cao, đủ khả năng thẩm định, định giá CN và tư vấn luật. |