Bản in
Chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Chuyển đổi số mang ý nghĩa quan trọng với tất cả các ngành trong thời đại 4.0, là xu thế toàn cầu và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chuyển đổi số trong nông nghiệp đang nắm bắt rất nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều rào cản và thách thức.

Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam 

Hiện nay, ở Việt Nam, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp được tổ chức theo 3 hình thức là hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam có 9.123 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính đến thời điểm ngày 1/7/2020. Trong đó, có trên 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp. Đây là những đơn vị sẽ tham gia trực tiếp vào chuyển đổi số nông nghiệp ở nước ta. Thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nông nghiệp.
 
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ & CSIRO năm 2019, có 35% các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào công nghệ mới và 69% ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 63% doanh nghiệp cho rằng phân tích dữ liệu theo thời gian thực có tầm quan trọng cao trong hoạt động sản xuất và 43% doanh nghiệp gặp khó khăn về ngân sách cho chuyển đổi số Thực trạng chuyển đổi số nông nghiệp tại các hộ nông dân Theo thống kê, chỉ có 15% hộ nông dân có kế hoạch đầu tư vào công nghệ mới và 18% hộ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 46% hộ được khảo sát cho rằng công nghệ tự động hóa có tầm quan trọng cao trong hoạt động sản xuất và 39% hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận trông tin. Các doanh nghiệp nông nghiệp ưu tiên tự động hóa, máy móc, cảm biến và thu thập dữ liệu. Trong khi đó các hộ kinh doanh nông nghiệp ưu tiên các công nghệ hỗ trợ việc đưa ra quyết định tức thời và giải quyết các vấn đề quản lý hàng ngày.
 
Đưa công nghệ tự động hóa vào sản xuất rau sạch
 
Có thể kể đến một số thành tựu chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, đến nay, các giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp và công nghệ đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn – nông nghiệp và thủy sản Trung ương, các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp như sử dụng nhà kính, nhà lưới, nhà màng đã được ứng dụng ở nhiều địa phương. Tiêu biểu là các tỉnh thành phố như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng. Vào ngày 1/7/2016, Việt Nam đã có 5.897,5 ha nhà kính, nhà lưới, nhà màng ở 327 xã. Trong số đó, có 2.854,3 ha (48,4%) trồng hoa; 2.144,6 ha (36,4%) trồng rau; 661,1 ha (11,2%) gieo trồng cây giống; 237,5 ha (4%) nuôi trồng thủy hải sản. Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp đã giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với  các doanh nghiệp chế biến, thương mại và 100 triệu người tiêu dùng trên cả nước, hàng tỷ người dùng trên thế giới. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả sang mô hình sản xuất mới, có sự liên kết chuỗi giá trị. 
 
Ngoài những thành tựu đã đạt được cũng cần nhìn nhận thẳng thắn đó là nhận thức và trình độ của nông dân Việt Nam còn hạn chế. Doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số còn ít. Chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế nên khó tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến. Các chuyên gia yếu về thực hành. Người nông dân còn e ngại trong việc chuyển đổi số. Tỷ lệ già hóa lao động ngành nông nghiệp diễn ra nhanh. Cả nông dân và doanh nghiệp đều thiếu hiểu biết về kinh doanh thương mại điện tử.
 
Bên cạnh đó còn phải nhắc đến đó là quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ và phân tán.Việc khai thác đất trong sản xuất nông nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả do trình độ cơ giới hóa còn thấp và chưa sử dụng nhiều công nghệ hỗ trợ. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi triển khai các hợp đồng chuyển nhượng đất cùng lúc với nhiều hộ dân. Nhiều người dân và cả doanh nghiệp thiếu vốn để ứng dụng chuyển đổi số. Ngành nông nghiệp chưa thu hút được vốn FDI. Cả nông dân và doanh nghiệp đều khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trong nước. Cơ sở dữ liệu khoa học đồng bộ về môi trường, thị trường, công nghệ còn thiếu. Việc tổng hợp dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn.
 
Cơ hội và thách thức của chuyển đổi số nông nghiệp 
 
Cơ hội Tiềm năng chuyển đối số trong ngành nông nghiệp còn rất lớn, có thể ứng dụng trên toàn lĩnh vực. Ví dụ như đối với lĩnh vực trồng trọt: Công nghệ IoT, Big Data đã được ứng dụng thông qua phần mềm để phân tích môi trường, chủng loại và giai đoạn phát triển của cây. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc và theo dõi quá trình sinh trưởng của cây theo thời gian thực.
 
Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Công nghệ IoT, sinh học, blockchain được ứng dụng rộng rãi trong các trang trại chăn nuôi; Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Công nghệ DND mã vạch được ứng dụng vào việc quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản. Còn công nghệ GIS và ảnh viễn thám được sử dụng để thiết kế phần mềm giám sát, phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và phần mềm phát hiện sớm, cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ sinh; Đối với lĩnh vực thủy sản: Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản: Công nghệ biofloc, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), công nghệ nano, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI); Ứng dụng các công nghệ trong quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ: Máy đo dòng chảy, thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy thu lưới vây đứng, điện thoại vệ sinh, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thu – thả lưới chụp, công nghệ GIS;  Ứng dụng công nghệ trong chế biến thủy hải sản: Công nghệ tự động hóa.
 
Thị trường gia tăng nhu cầu sản phẩm từ nông nghiệp Việt Nam trở lại bình thường hậu đại dịch COVID-19, sự trở lại của ngành F&B và du lịch, cơ cấu dân số trẻ, sức mua tốt kèm theo xu hướng quan tâm nhiều hơn tới giá trị dinh dưỡng, các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc minh bạch. Xu hướng nông nghiệp hữu cơ organic đã hình thành và có tương lai phát triển mạnh. Thách thức Biến động giá cả nguyên liệu đầu vào Đứt gãy chuỗi cung ứng và biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng chi phí nguyên liệu (thức ăn, phân bón,…), chi phí sản xuất và kho vận tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận trên toàn chuối giá trị.
 
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang trong quá trình phát triển, dễ bị tác động khi thị trường biến động Người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm Yêu cầu về sự minh bạch nguồn gốc sản phẩm và giá trị dinh dưỡng ngày càng được người tiêu dùng đề cao.  Điều này đặt ra thách thức trong việc nghiên cứu, cải tiến sản xuất, hướng tới sự phát triển bền vững và mang đến những sản phẩm giá trị ra ngoài thị trường. Ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhận lực thủ công Phần lớn hoạt động sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào nhân lực thủ công khiến năng suất thấp mà tổn thất sau thu hoạch cao, dẫn tới chi phí sản xuất nông nghiệp cao, chất lượng không đồng đều làm giảm khả năng cạnh tranh khi doanh nghiệp tham gia vào các thị trường quốc tế. 
 
Box
Một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp 
 
Doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ vào quản lý đất đai, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong công tác quản lý để việc đề xuất, chỉ đạo, thực hiện các chính sách chuyển đổi số nông nghiệp hiệu quả; Khuyến khích doanh nghiệp, lao động trẻ tham gia chuyển đổi số; Đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số trong nông nghiệp giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành; Tăng cường truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nông dân; Đào tạo người dân về việc sử dụng sàn thương mại để quảng bá sản phẩm; Kết nối các tổ chức như hội Phụ nữ, hội Nông dân và hợp tác xã để giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình áp dụng công nghệ; Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại, tham gia thảo luận về cách ứng dụng công nghệ cao; Mời các nông dân đã chuyển đổi số thành công chia sẻ kinh nghiệm của mình; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khi chuyển đổi số; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp tiên phong giúp chuyển đổi số thành công.
 
Bài và ảnh: MC