|
|||
Tham dự Hội thảo: về phía Bộ KH&CN có Phó Cục trưởng phụ trách Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ Phạm Thế Dũng, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN; về phía tỉnh Lạng Sơn có Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn Nguyễn Thị Hà, cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Lạng Sơn; Sở KH&CN các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; … Hội thảo được tổ chức nhằm phổ biến, làm rõ định hướng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về KH&CN. Đồng thời, là cơ hội để lãnh đạo các Sở, Ban, ngành địa phương, doanh nghiệp và nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp đẩy mạnh hiệu quả đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao vai trò của KH&CN vào phát triển các sản phẩm chủ lực trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, với quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung tâm, coi phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới, là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, Bộ KH&CN đang thực hiện tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ KH&CN với mục tiêu cung cấp các hỗ trợ đồng bộ, từ hoạt động tìm kiếm, xác định nhu cầu công nghệ đến hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo, như: Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia… Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành KH&CN mà còn là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp. Nhiệm vụ này rất cần sự chủ động tham gia tích cực và sự đồng hành xuyên suốt của tất cả các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học…”, Chia sẻ tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh nhấn mạnh, thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh thường xuyên rà soát, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Việc hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp làm chủ công nghệ, đổi mới công nghệ được thực hiện thông qua các nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực như: khoa học kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế. Hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ được thực hiện thông qua dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực của doanh nghiệp”; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2015, ISO 22000), áp dụng công cụ cải tiến 5S,... Qua đó, góp phần cải tiến, đổi mới sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp, đổi mới quy trình sản xuất. Công tác giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo gắn với thực hành và tạo việc làm ổn định tại doanh nghiệp đã được tỉnh quan tâm, chú trọng. Khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn cũng mới được khai trương và đưa vào hoạt động. Đây sẽ là nơi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp, khởi nghiệp mang tính đổi mới sáng tạo, hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ và các hoạt động khác có liên quan,.. Hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông lâm sản, đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng hợp tác với các nước có nền công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Trung Quốc,...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh phát biểu tại Hội thảo Tuy nhiên, ông Lương Trọng Quỳnh cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của tỉnh, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Ông Lương Trọng Quỳnh bày tỏ tin tưởng với sự quan tâm của Bộ KH&CN, sự chung tay của các cấp, ngành, doanh nghiệp, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội thảo, các đại biểu đã có báo cáo tham luận với các nội dung giới thiệu chính sách hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới sáng tạo; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; nhu cầu hợp tác chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; nghiên cứu chuyển giao, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực của Lạng Sơn. Tại phiên thảo luận, đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận, lắng nghe các nhu cầu về kết nối, ứng dụng, đổi mới công nghệ; thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các ý kiến chia sẻ đều bày tỏ sự mong muốn KH&CN đi cùng doanh nghiệp làm sao để chế biến, bảo quản, tìm kiếm thị trường cho một số sản phẩm chủ lực của tỉnh…
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh điều hành phiên thảo luận Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đề nghị: các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu quan tâm theo dõi, hỗ trợ phù hợp, chuyển giao công nghệ giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn về chế biến, bảo quản sản phẩm thế mạnh, đặc thù; tỉnh ứng dụng KH&CN trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số và giao nhiệm vụ này cho Sở KH&CN Lạng Sơn; Sở KH&CN thông qua Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN lựa chọn công nghệ phù hợp với địa bàn địa phương, kết nối với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và các đơn vị có liên quan để tìm hiểu nguồn cung công nghệ, nắm bắt nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp tại địa phương, kết nối thực hiện chuyển giao cho các doanh nghiệp trên địa bàn những công nghệ mới, phù hợp để xử lý được tất cả sản phẩm mong muốn phát triển ở địa phương. Hiện Bộ KH&CN có các chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ, phát triển thị trường, sở hữu trí tuệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm… Thứ trưởng mong muốn tỉnh Lạng Sơn lựa chọn những sản phẩm phù hợp để đưa vào các chương trình và kết nối với các doanh nghiệp. Bộ KH&CN luôn đồng hành, hỗ trợ, đi cùng các địa phương để thực hiện tốt chuyển giao công nghệ.
Đại diện doanh nghiệp chia sẻ tại tại Hội thảo Thông qua Hội thảo đã góp phần lan toả các chính sách, hoạt động của Bộ KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ, ứng dụng và phát triển công nghệ, đồng thời nắm bắt được nhu cầu tiếp nhận, ứng dụng công nghệ của các tổ chức, cá nhân tại địa phương qua đó xác định được một số định hướng, nhiệm vụ, đối tượng tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ và đổi mới công nghệ. Bài, ảnh: Hà Chi |