|
|||
Theo dự thảo, đối tượng áp dụng là viên chức chuyên ngành KH&CN làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN; Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự thảo nêu rõ tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KHCN từ hạng II lên hạng I và từ hạng III lên hạng II.Cụ thể, viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự thi thăng hạng từ hạng II (nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính) lên hạng I (nghiên cứu viên cao cấp, kỹ sư cao cấp) hoặc từ hạng III (nghiên cứu viên, kỹ sư) lên hạng II (nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính) khi đáp ứng đồng thời các điều kiện gồm: Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 1/10/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KHCN, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20/1/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV. Viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được xác định đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức đăng ký dự thi thăng hạng không có văn bằng, chứng chỉ minh chứng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học thì phải có bản cam kết về việc đáp ứng năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học theo quy định, có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp. Về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, đối với thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I), cần có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm. Trường hợp có thời gian tương đương phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng. Đối với thăng hạng từ chức danh kỹ sư chính (hạng II) lên chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I), cần có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng. Đối với thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) lên chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II), cần có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng. Đối với thăng hạng từ chức danh kỹ sư (hạng III) lên chức danh kỹ sư chính (hạng II), cần có thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương, phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ sư (hạng III) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng. Việc tính thời gian tương đương thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP. Cũng theo dự thảo Thông tư, Viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng II (nghiêncứu viên chính, kỹ sư chính) lên hạng I (nghiên cứu viên cao cấp, kỹ sư cao cấp)hoặc từ hạng III (nghiên cứu viên, kỹ sư) lên hạng II (nghiên cứu viên chính, kỹ sưchính) khi đáp ứng đồng thời các điều kiện: Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng quy định tại Điều 3 Thông tư này, tương ứng với từng chức danh dự xét; Đạt thêm số điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn. Việc tính điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN. Viên chức chuyên ngành KH&CN đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng IV (trợ lý nghiên cứu, kỹ thuật viên) lên hạng III (nghiên cứu viên, kỹ sư) khi đáp ứng đồng thời các điều kiện: Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét (nghiên cứu viên hoặc kỹ sư) quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét (nghiên cứu viên hoặc kỹ sư) quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV; Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp. Như vậy, đối với viên chức chuyên ngành KH&CN, bên cạnh chính sách xét thăng hạng đặc cách không phụ thuộc vào năm công tác theo Nghị định 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN và Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014, dự thảo Thông tư đã quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp không qua thi khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp. Bộ KH&CN đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ. Tin, ảnh: Linh Chi |