Bình luận khoa học
Dân số đông, nhiều tiến sĩ, nhưng số ấn phẩm khoa học Việt Nam công cố trên thế giới còn rất thấp so với các nước khu vực. Việt Nam phải hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan.
Không tiền đầu tư, không được hỗ trợ trụ sở, không biên chế song nhiều tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) ngoài Nhà nước đang chứng minh họ hoạt động hiệu quả không kém các tổ chức được Nhà nước ‘đỡ đần’ đủ thứ.
Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT chính thức triển khai kỳ thi học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia. Đến nay đã có hơn 30 tỉnh, thành hưởng ứng. Tuy nhiên, nhiều người lo cuộc thi bị coi như hoạt động phong trào.
Đề cập về hiện trạng phát triển khoa học công nghệ nước nhà, Giáo sư-Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu thẳng thắn nhìn nhận có nhiều vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế, xã hội chưa có được lời giải đáp có trách nhiệm từ giới khoa học.
Ở Việt Nam hai thuật ngữ khoa học và công nghệ luôn gắn với nhau, thậm chí đồng nhất với nhau trong cùng một khái niệm như thị trường khoa học công nghệ, hội chợ khoa học công nghệ v.v… Chính sự nhập nhằng này trong tư duy làm cho nghiên cứu công nghệ đích thực vẫn là bãi đất trống.
Dù sống ở Hàn Quốc có tốt đến mấy cũng là ở đất khách quê người, nếu như chờ đến khi Việt Nam phát triển các nhà khoa học mới về thì không bao giờ đất nước ta có nền khoa học ngang bằng với các nước, một độc giả góp ý trong diễn đàn bàn về chuyện 'ở hay về'.
Thông thường, HTX có vai trò là cầu nối trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các hộ xã viên, tuy nhiên, các HTX trên địa bàn TP Hà Nội hiện đa phần ở trong tình trạng "đói" về khoa học công nghệ (KHCN), tư duy, nguồn nhân lực và phương pháp tiếp cận tiến bộ KHCN nên chưa làm tốt vai trò này. Đây là những thách thức không nhỏ để các HTX phát triển.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề xuất xây dựng ở Việt Nam một viện nghiên cứu ứng dụng theo mô hình của KIST, tổ chức đã đóng góp đắc lực trong việc đưa Hàn Quốc từ một nước nghèo lên công nghiệp và hiện đại.
Song hành với khoa học tự nhiên và công nghệ (gọi tắt là KHCN), KHXH Việt Nam đã ra đời và tồn tại hơn 100 năm qua tính từ khi Đại học Đông Dương được thành lập (1906). Tuy nhiên, đối lập với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN trong những năm qua, KHXH lại đang có xu hướng thụt lùi.1 Điều đó không khỏi khiến cho các nhà khoa học đang hoạt động trong lĩnh vực KHXH lo lắng. Vậy thực trạng của KHXH ở Việt Nam như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Hệ lụy ra sao? Đâu là giải pháp?... là những câu hỏi cần được đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
"Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về nhà mình còn rất nghèo", Giáo sư Nguyễn Văn Thuận của đại học Konkuk, Hàn Quốc, tâm sự ý định trở về Việt Nam.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa XI đã nhấn mạnh: “coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường KH và CN”. Chính vì vậy, để các dự án chuyển giao tiến bộ KH và CN tại nông thôn miền núi thành công, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp.
Những ý kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trên trang Tranh luận khoa học (ScienceDebate.org) phản ánh rất rõ khác biệt về chủ trương và chính sách khoa học công nghệ giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới. Sau đây là lược thuật một số nội dung cơ bản.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner