Sở hữu trí tuệ
Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.
Trong năm qua, số lượng đơn đăng ký sáng chế trong nước của các tổ chức, cá nhân Việt Nam đã tăng cao hơn 35% so với năm 2019. Đặc biệt, như Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel còn đăng ký được cả bằng sáng chế ở nước ngoài.
Ngày 12/3/2021, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều huyện Lục Ngạn, Bắc Giang của Việt Nam.
Ngày 4/3, tại Cục Sở hữu trí tuệ đã diễn ra Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Bảy giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.
Báo cáo tại Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động năm 2020 của Cục Sở hữu trí tuệ được tổ chức mới đây, Phó Cục trưởng Phan Ngân Sơn cho biết, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể Lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động, năm 2020, Cục SHTT đã thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, SHTT dần trở thành công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào việc cải tạo Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) và Chỉ số năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam.
Việc sửa đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ góp phần đưa Sở hữu trí tuệ thành công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là động lực của kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc tại Hội thảo tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội vào sáng 12/01.
Kết quả xử lý đơn sở hữu công nghiệp năm 2020 tăng 8,3% so với năm 2019; lượng văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cấp ra tăng 15,6% so với năm 2019, trong đó giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tăng gấp đôi, Bằng độc quyền SC tăng 63% và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tăng 14,8% so với năm 2019.
Sau khi Quy chế được hoàn thiện và ban hành sẽ góp phần đảm bảo chất lượng và thời hạn xử lý đơn yêu cầu cấp lại, sửa đổi, gia hạn, duy trì, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo “Hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp” nhằm cung cấp thông tin về thực tiễn quốc tế sử dụng hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (KDCN) và hướng dẫn cách thức đăng ký nhằm sử dụng hiệu quả hệ thống này.
Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ (SHTT) đến năm 2030.
Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn kiến thức về sở hữu trí tuệ đã được Cục Sở hữu trí tuệ triển khai mạnh mẽ, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo được thực hiện bài bản, nội dung phong phú và từng bước đáp ứng nhu cầu của học viên, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của Cục Sở hữu trí tuệ theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ và yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Tài sản trí tuệ (TSTT) đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong kết cấu giá trị của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner