Chính sách KH&CN
Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Cornelia Van Nieuwenhuizen nêu giả thiết: “Chúng ta có thể xây dựng các đảo nhân tạo ngay tại vùng biển này, đó là điều hoàn toàn khả thi và phù hợp. Ở Hà Lan có rất nhiều đảo nhân tạo và các đảo này đã góp phần chống xói lở lẫn bồi lấp vô cùng hiệu quả”.
Hiện nay việc tận dụng không gian kiến trúc để hấp thu năng lượng mặt trời, tạo nguồn năng lượng sạch chưa được chủ đầu tư các tòa nhà cao tầng quan tâm. Vì vậy, đề tài “Các giải pháp tăng cường độ bền và hiệu năng hoạt động của pin quang điện hóa sử dụng chất màu nhạy quang” của TS Nguyễn Tuyết Phương (Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tư nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM) và cộng sự hy vọng sẽ góp phần “xanh” hóa được những tòa nhà bê tông cốt thép ở đô thị.
Hàng loạt chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học công nghệ (KH&CN) sẽ được Chính phủ thực hiện từ ngày 20/03/2019 theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tín dụng, miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước,…
Ngày 11/2/2018, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ Tướng Chính phủ đã tới thăm, làm việc, dự lễ xuất những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm Kỷ Hợi 2019 của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu (CPTPXK) Đồng Giao.
Các ứng dụng khoa học và công nghệ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trong 4 lĩnh vực chính gồm robot nông nghiệp, giám sát chất lượng, phân tích dự báo và giúp các thao tác nâng cao độ chính xác.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty MISA cho biết, theo kinh nghiệm của các nước, để ứng dụng được công nghệ blockchain vào cuộc sống, đặc biệt là các dịch vụ công của Chính phủ, thì cần có sự hỗ trợ và tham gia của các cơ quan Chính phủ.
Để thúc đẩy, ứng dụng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học nữ vào cuộc sống và phát triển bền vững, cần có sự gắn kết giữa 3 nhà: Khoa học – Doanh nghiệp – Quản lý…
Để khuyến khích đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong viện, trường rất cần một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ; đặc biệt cần tập trung kiến tạo một môi trường khai phóng, tự chủ về học thuật cho các nhà khoa học và xây dựng đồng bộ với cơ chế quản lý, sở hữu trí tuệ, chia sẻ lợi ích một cách hài hòa, hợp lý. GS.TS Nguyễn Thị Lan, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ như vậy khi đề cập đến các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động ĐMST hiện nay.
Làm startup không thể đòi hỏi thuận lợi hay nghĩ thoáng qua là làm startup phải gắn ngay với thế giới, toàn cầu hay phải trở thành công ty triệu đô, tỷ đô. Trước hết, các bạn hãy bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực hàng ngày, từ những việc rất nhỏ liên quan đến giáo dục, đi lại, khám chữa bệnh của người dân, nông nghiệp… Và khi có ý tưởng khác với những người khác đang làm thì các bạn hãy bắt đầu. Nghĩ lớn, nghĩ khác nhưng đừng quên phải cụ thể, thiết thực, quan trọng là chúng ta dám nghĩ, dám làm. Cùng với đó là phải có sự kết nối, hình thành mạng lưới, hệ sinh thái khởi nghiệp.
Tính đến tháng 8/2018 đã có hơn 50% số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) có báo cáo đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2017. Trong đó, doanh nghiệp KH&CN đã giải quyết hơn 22.738 việc làm cho xã hội; tổng doanh thu năm 2017 đạt 105.771,7 tỷ đồng (doanh thu từ sản phẩm KH&CN là 10.349,6 tỷ đồng) đóng góp 0,2% cho GDP cả nước.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) luôn song hành, nhưng ĐMST là đích đến, đồng thời bản thân nó có tác động nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển hoạt động KH, CN và ĐMST.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner