Bản in
Khởi nghiệp tác động xã hội gắn với các mục tiêu phát triển bền vững
Với mong muốn tạo ra một không gian trao đổi về vấn đề đổi mới sáng tạo mang lại thay đổi tích cực cho xã hội tại Việt Nam cùng đề xuất, kiến nghị cho 17 mục tiêu phát triển bền vững, làng Công nghệ Tác động xã hội do UNDP Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khởi nghiệp quốc gia (NSSC) và Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội (CSIE) đã tổ chức hội thảo “Khởi nghiệp tạo tác động xã hội gắn với các Mục tiêu phát triển bền vững” trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2019 vào chiều ngày 05 tháng 12 tại Quảng Ninh.

Với mong muốn tạo ra một không gian trao đổi về vấn đề đổi mới sáng tạo mang lại thay đổi tích cực cho xã hội tại Việt Nam cùng đề xuất, kiến nghị cho 17 mục tiêu phát triển bền vững, làng Công nghệ Tác động xã hội do UNDP Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khởi nghiệp quốc gia (NSSC) và Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội (CSIE) đã tổ chức hội thảo “Khởi nghiệp tạo tác động xã hội gắn với các Mục tiêu phát triển bền vững” trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2019 vào chiều ngày 05 tháng 12 tại Quảng Ninh.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Bộ KH&CN, Đại diện UNDP/ CSIE, các địa phương, các Trường đại học, các startup, doanh nghiệp và đông đảo các bạn trẻ quan tâm.
 
 
 
Phiên thảo luận 1 về chủ đề Vai trò của các bên liên quan trong thúc đẩy khởi nghiệp tạo tác động xã hội”
 
Trình bày phát bài phát biểu chính tại hội thảo, ông Vũ Anh Tú, đồng sáng lập Noir- Journey of Sense, Công ty cổ phần An Việt Nam, đã có những đánh giá về tình hình khởi nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam và trên thế giới trong thời gian qua. Ông cũng nhận định đây sẽ là mô hình kinh doanh bền vững cho tương lai, mang đến những ảnh hưởng tích cực cho xã hội tại Việt Nam, cụ thể là cải thiện môi trường sinh thái và tạo cơ hội cho các nhóm yếu thế.
 
Có mặt tại hội thảo này của làng Impact, bà Phan Hoàng Lan, Accelerator Lab, UNDP Việt Nam cũng chia sẻ các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp tạo tác động xã hội, huy động thanh niên tham gia khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đồng thời đưa ra một số đề xuất về cộng đồng và chính sách. Mang đến hội thảo câu chuyện từ 4 tỉnh thành đã tổ chức đối thoại chính sách cấp tỉnh, bà cũng bày tỏ mong muốn về sự mở rộng đối thoại tương tự trên khắp cả nước cũng như sự thúc đẩy những hoạt động mang đến diện mạo tốt hơn cho xã hội Việt Nam trong thời gian sắp tới.
 
 
Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP Việt Nam
 
Hội thảo tiếp tục với hai phiên thảo luận với chủ đề “Vai trò của các bên liên quan trong thúc đẩy khởi nghiệp tạo tác động xã hội”. Với phiên thảo luận đầu tiên giữa đại diện chính phủ các quốc gia: Việt Nam, Thụy Điển và Đức, các diễn giả đã cùng bàn luận những ý kiến đa chiều về cơ hội cho khởi nghiệp, đề xuất cũng như vai trò của nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, viện trường… để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp tạo tác động xã hội nói riêng.
 
Sau phần hỏi đáp với sự tương tác sôi nổi giữa các diễn giả và người tham dự, tại hội thảo còn có sự ra mắt của chương trình hỗ trợ Khởi nghiệp tạo tác động xã hội, Doanh nghiệp tạo tác động xã hội của UNDP Việt Nam. 
Khép lại buổi hội thảo làng IMPACT, đại diện của Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội (CSIE), NEU thay mặt làng tổng kết các nội dung thảo luận, kết quả của hội thảo và tuyên bố kết thúc chương trình.
 
Từ ngày 04/12-06/12/2019 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp cùng VinTech City và Công ty CP truyền thông SUN BRIGHTtổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019(Techfest Vietnam 2019) với nhiều hoạt động nổi bật như Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Diễn đàn kết nối nguồn lược khởi nghiệp sáng tạo, Hội nghị liên minh các nhà đầu tư thiên thần châu Á cùng rất nhiều hội thảo chuyên sâu về khởi nghiệp trong các ngành, lĩnh vực.
 
Đặc biệt, Techfest 2019 với sự vào cuộc và hỗ trợ của VinTech City, một thành viên của Tập đoàn Vingroup, được hình thành với mục tiêu hỗ trợ toàn diện cho hệ sinh thái nghiên cứu ứng dụng và khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam theo mô hình Silicon Valley. Với mục tiêu đó, VinTech City tập trung vào ba yếu tố cốt lõi: Nhân lực công nghệ, Sản phẩm công nghệ và Hệ sinh thái hỗ trợ. Trong đó, nhân lực công nghệ và sản phẩm công nghệ có lợi thế cạnh tranh được xem là bước đi chiến lược đầu tiên. Đây là điểm nhấn cho chương trình năm nay.
Bên cạnh đó là sự đồng hành hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài nước như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty CP DL TM Công đoàn GTVT - SUNTRAVEL, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà.
 
Bài và ảnh: MC