Bản in
Nuôi cá tầm ở Tam Đảo- Mô hình thoát nghèo
Thành công trong sinh sản nhân tạo cá tầm mở ra việc chủ động sản xuất giống cá trong nước, giảm phụ thuộc nguồn giống nhập nội, là cơ sở giảm giá thành sản xuất và phát triển nuôi cá tầm giá trị kinh tế cao.

Mô hình, dự án nuôi cá tầm công nghệ cao được triển khai đem lại thành công bước đầu. Từ đó góp phần đa dạng hoá vật nuôi, làm phong phú thêm mặt hàng thủy sản ở địa phương, đặc biệt cung cấp món ăn đặc sản cho các khu du lịch, nhất là khu nghỉ mát Tam Đảo.

Với mục tiêu ứng dụng KH&CN xây dựng được mô hình nuôi cá tầm thương phẩm có hiệu quả cao đồng thời chuyển giao được quy trình kỹ thuật nuôi cá tầm trong bể xi mang với quy mô tập tring 1.8000m3 và tỷ lệ sống trên 85%, thu hoạch trên 1,5 kg/1 con. Thông qua đó đẩy mạnh mô hình nuôi trong dân. Vừa qua Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nghiên cứu và xây dựng thành công mô hình nuôi cá tầm Xiberi thương phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc. Sản xuất giống cá tầm Xibêri là một sản phẩm của đề tài KC.06.17/11-15. 

Sản xuất giống cá tầm Xibêri là một sản phẩm của đề tài KC.06.17/11-15. 
 
Công ty cổ phần Hợp Long- Tam Đảo là một trong những đơn vị đã triển khai mô hình này đạt hiệu quả cao. Vùng nuôi không phải là ao, hồ, ngòi, suối...mà là bể xây bằng gạch, bằng bê tông có láng xi măng đặt trên triền núi dọc dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Đạo Trù. Mô hình này được thực hiện từ năm 2007, đến năm 2010 thực tiếp tục mở rộng, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, sản phẩm là cá tầm thương phẩm.

Theo kỹ sư thủy sản Nguyễn Quang Hưởng, phụ trách chăn nuôi của Công ty, cá tầm có nguồn gốc ở xứ lạnh, nhiệt độ sống phù hợp nhất là 17 đến 22 độ C. Dãy núi Tam Đảo dài hàng chục km với không khí trong lành, nguồn nước từ các kẽ núi dồi dào luôn giữ nhiệt độ ổn định từ 16 - 22 độ C rất thích hợp với điều kiện sinh sống của cá tầm. Nhận biết điều này, Công ty đã xây dựng hệ thống nước cấp nước, đón nước suối trong mát ở trên nguồn về và đưa vào bể nuôi cá. Con giống ban đầu chỉ to bằng đầu đũa hoặc nhỏ hơn, sau hai năm nuôi, cá tầm đạt khoảng 3 kg/con. Để giữ nền nhiệt độ và lượng ô xy trong nước ổn định, các bể liên tục được bổ sung nước suối và cũng được thải ra ngoài với lượng nước tương ứng. Nước nuôi cá tầm sau khi thải ra được đưa về một bể trung tâm để nuôi các loại cá tạp, các loại cá tạp sẽ ăn thức ăn dư thừa và các loại chất thải của cá tầm. Cuối cùng, nguồn nước sau khi nuôi cá được thải ra ngoài môi trường khá sạch, một phần nước ấy được dùng cho máy phát điện loại nhỏ để có nguồn điện phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi tại chỗ.
 

Kiểm tra tốc độ sinh trưởng định kỳ của cá tầmxibêri tại mô hình nuôi trong bể sau 03 tháng nuôi
 
Hiện nay, Công ty đã tự chế biến thức ăn cho cá để giảm chi phí và hạ giá thành. Mục tiêu tiếp theo của công ty là nghiên cứu sản xuất cá giống để tạo chu trình sản xuất chăn nuôi khép kín. Đồng thời, triển khai  thành công việc nuôi cá hồi với môi trường và cách thức nuôi dưỡng tương tự cá tầm.

Tin, ảnh: PV