|
|||
Mục đích của Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thông tin cần thiết về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các nguồn vốn hỗ trợ đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị tìm kiếm các thông tin KH&CN, phương thức quản trị công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ngày 9/3/2018, Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) theo kế hoạch đã được ký kết tại Thủ đô Santiago của Chile. CPTPP có 11 nền kinh tế tham gia, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. CPTPP là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, bởi nó không chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, ….CPTPP cũng đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về sự minh bạch đối với hàng hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết chanh chấp có tính chất giàng buộc và chặt chẽ. Ông Vũ Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cho biết, CPTPP có 11 nền kinh tế tham gia trong đó có Việt Nam. Hiệp định này được ký kết đối với các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội khi tham gia hiệp định này, tuy nhiên bên cạnh cơ hội thì có những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong trong thời gian tới sẽ gặp phải như chuyển giao công nghệ, quản trị công nghệ, sở hữu trí tuệ đây là những vấn đề rất mới khi tham vào CPTPP.
Toàn cảnh Hội thảo "Hiệp định thương mại hóa tự do, phương thức quản trị công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” Bà Lê Thị Khánh Vân – Phó Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHCN và khởi nghiệp cho biết: Toàn cầu hóa là cơ hội vàng với những ai biết nắm bắt cơ hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức với những ai chưa trang bị đủ hành tranh kiến thức để sẵn sàng nắm lấy nó. Việc đầu tiên các doanh nghiệp cần phải hiểu và thông thuộc quy định của thế giới, qua đó làm được đúng, không vi phạm luật quốc tế, đồng thời phải hiểu rõ về thị trường, đối thủ, thế mạnh của mình để phát triển. Do vậy doanh nghiệp và nhà khoa học cần nhận thức phải có thông tin KH&CN, cần hiểu luật lệ kinh doanh và cần thiết phải kết nối tạo ra sức mạnh tổng hợp đủ sức cạnh tranh khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Đặc biệt, chúng ta nên nhận thức việc kết nối này phải thực sự là quan hệ hợp tác cả 2 bên cùng có lợi thì các kết nối này mới thành công bền vững và hiệu quả. Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các vấn đề liên quan đến hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phương thức quản trị công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như: Hiệp định thương mại hóa tự do thế hệ mới và những cơ hội, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam; Những vấn đề cần lưu ý trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi Hiệp định Thương mại tự do CPTPP có hiệu lực; Quản trị công nghệ như thế nào cho hiệu quả, mối liên kết giữa chiến lược công nghệ và chiến lược kinh doanh; Giới thiệu các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ KH&CN; Phương thức tìm kiếm thông tin công nghệ và kết quả nghiên cứu KH&CN. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng ngày KH&CN Việt Nam 18/5. Tin, ảnh: Đăng Minh
|