Bản in
Giao lưu trực tuyến: Ứng dụng KH-CN phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn
Ngày 9/6, các chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã có buổi giao lưu trực tuyến, trả lời độc giả Báo Hà Nội Mới các vấn đề liên quan đến chương trình nông thôn, miền núi giai đoạn 2010 - 2015, những mô hình điển hình ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội và định hướng phát triển của chương trình nông thôn, miền núi giai đoạn tới.

Buổi giao lưu do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Bộ KH&CN phối hợp với Báo Hà Nội Mới điện tử tổ chức.

Phát biểu đề dẫn khai mạc cuộc giao lưu với độc giả, bà Mai Kim Thoa, Phó tổng biên tập Báo Hànộimới nhấn mạnh:

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một troang những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Sự quan tâm đó được thể hiện qua nhiều chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ như: Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn; Chỉ thị số 63-CT/TW ngày 28-2-2001 của Bộ Chính về việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Để từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước đã có nhiều biện pháp cụ thể trong chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền các cấp thực hiện. Thực hiện các Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng về phát triển nong nghiệp, nông thôn, ngày 5-7-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi”.

Bộ Khoa học và Công nghệ được Thủ tướng Chính phủ giao cho chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Các đại khách mời tham dự giao lưu bao gồm:

- TS Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN.

 

- TS Lê Ngọc Anh - Phó giám đốc Sở KH&CN Hà Nội.

 

- TS Đặng Văn Đông - Giám đốc TT nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả.

 

- Ông Bùi Đại Phong - Chủ tịch kiêm TGĐ Cty TNHH MTV giống gia súc Hà Nội.

 

Dưới đây là toàn bộ nội dung buổi giao lưu trực tuyến

 

 

Hỏi: Ông có thể cho biết những thành tựu nổi bật của Chương trình Nông thôn miền núi thời gian qua? Lĩnh vực nào có thể coi là thành công nhất thưa ông? 

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/106%281%29.jpg

Ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN. Ảnh: Đức Hải

Ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN: 

Qua 15 năm thực hiện Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” có thể khẳng định đã hoàn thành tốt các mục tiêu của chương trình đặt ra, cụ thể là:

- Chương trình đã thực hiện tốt việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào các khâu của sản xuất nông nghiệp, trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến và phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biogas; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn và miền núi, hải đảo.

- Chương trình đã góp phần cùng với các Chương trình nông thôn mới, Chương trình Khuyến nông, Khuyến ngư và Khuyến công phát triển các sản phẩm hàng hoá có lợi thế của các vùng, hình thành một số doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu lao động ở khu vực nông thôn và miền núi. 

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật cho cán bộ cơ sở và nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất cho nông dân của địa bàn thực hiện dự án để đủ sức tiếp nhận, duy trì và phát triển công nghệ được chuyển giao.

- Chương trình đã xã hội hóa được nguồn vốn đầu tư (đầu tư từ ngân sách, từ doanh nghiệp, người dân). Chính cơ chế đầu tư của Chương trình Nông thôn miền núi đã tạo ra một phương thức thu hút nguồn vốn xã hội. Cơ chế này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách thu hút nguồn đầu tư từ xã hội cho hoạt động khoa học công nghệ.

- Ngoài ra, thông qua việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có ở nông thôn đổi mới công nghệ hoặc hỗ trợ hình thành các ngành nghề mới nhằm phát huy các lợi thế về ngành nghề truyền thống, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển sản xuất tại một số địa bàn đặc biệt khó khăn, chậm phát triển, vùng dân tộc ít người. 

- Chương trình đã huy động đồng bộ các nguồn lực từ các tổ chức khoa học công nghệ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện công tác chuyển giao khoa học và công nghệ vào địa bàn nông thôn và miền núi. 

Qua 15 năm triển khai 3 giai đoạn, Chương trình Nông thôn miền đã triển khai thực hiện 856 dự án tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó, giai đoạn 1998-2002 thực hiện được 242 dự án, giai đoạn 2004-2010 thực hiện được 292 dự án, giai đoạn 2011-2015 triển khai được 322 dự án. Đã thực hiện ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả 4.804 công nghệ và 2.516 mô hình về ứng dụng công nghệ. Các dự án của Chương trình Nông thôn miền núi đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực trên địa bàn thực hiện dự án, giải quyết lao động nông thôn góp phần cải thiện đời sống nhân dân, từng bước hình thành thị trường công nghệ ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi. 

Chương trình đã thực hiện tốt việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào các khâu của sản xuất nông nghiệp, trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến và phát triển phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biogas; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn và miền núi, hải đảo.

Hỏi: Xin ông cho biết những điểm khác biệt cơ bản của Chương trình Nông thôn, miền núi với các Chương trình khác như  Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới, Chương trình khuyến nôn, khuyến ngư và khuyến công?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Điểm khác biệt chính đây là kênh chuyển giao trực tiếp những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ KHCN mới vào sản xuất, đời sống thông qua việc xây dựng những mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN. 

Chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư nhằm mục đích nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận vào sản xuất. Đó thường là những công nghệ tiên tiến nhưng không phải thực sự mới và dễ ứng dụng.

Chương trình KHCN phục vụ nông thôn mới chủ yếu nghiên cứu xây dựng những chính sách, hỗ trợ ứng dụng KHCN vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ở những địa bàn xây dựng nông thôn mới.

Câu hỏi: Với quan điểm của một cơ quan chuyển giao công nghệ, xin ông cho biết đánh giá của mình về Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi cũng như hiệu quả, ý nghĩa với những bên liên quan?:

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trả lời: 

Những năm trước đây công tác nghiên cứu khoa học không có sự gắn kết giữa các nhà khoa học với người dân và với thực tiễn sản xuất, do vậy, rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật do các nhà khoa học nghiên cứu tạo ra không đến được tay người dân. Nhờ có chương trình Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi mà rất nhiều giống mới, cây trồng mới và những tiến bộ KHKT mới đã được nhanh chóng chuyển giao đến người dân, đặc biệt là các vùng nông thôn và vùng núi. Nhờ có chương trình này mà các cơ quan khoa học có điều kiện chuyển giao một cách trực tiếp đến những người dân, vừa có tác dụng giúp người dân phát triển kinh tế, vừa để kiểm chứng và hoàn thiện thêm quy trình mình đã tạo ra. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho các nhà khoa học có điều kiện tiếp xúc, cọ xát với thực tiễn, cống hiến thêm công sức và nhận được một số thù lao nhất định, để cải thiện cuộc sống, có điều kiện làm khoa học tốt hơn.

Thông qua chương trình, những đơn vị làm công tác chuyển giao đã trưởng thành không những về nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mà còn có rất nhiều kiến thức phong phú về thực tiễn, qua đó các nhà khoa học cũng thấy được những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu để từ đó bổ sung, hoàn thiện các sản phẩm khoa học cho phù hợp vứi thực tiễn và hiệu quả hơn.

Hỏi: Có một số ý kiến cho rằng, thời gian qua cho việc triển khai một số dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi (2010-2015) chỉ kéo dài 5 năm là chưa phù hợp. Ông nghĩ gì về ý kiến trên?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN: 

Trước hết tôi thống nhất với ý kiến cho rằng thời gian thực hiện 5 năm cho Chương trình nông thôn miền núi là quá ngắn, khó có thể đạt được mục tiêu cũng như đánh giá hiệu quả của Chương trình. Bởi vì, hầu hết những dự án thuộc Chương trình đều thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đặc biệt là những dự án có đối tượng là các loại cây trồng nông lâm nghiệp dài ngày với chu kỳ sản xuất dài.

Hơn nữa, các địa phương có nhu cầu lớn về việc triển khai những dự án thuộc Chương trình này. Nếu Chương trình ngắn, số lượng dự án cho địa phương là rất ít. Nếu thời gian kéo dài hơn, các địa phương sẽ có thêm các dự án xây dựng mô hình để từ đó nhân rộng trên các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hỏi: Được biết, Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình hoa chất lượng cao với tổng diện tích hàng trăm héc-ta. Những mô hình này đã nhân rộng và đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào cho địa phương?

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trả lời: 

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là của Bộ Khoa học Công nghệ, thông qua Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng hoa chất lượng cao cho hàng trăm các chủ trang trại, HTX, các công ty và các hộ nông dân trên mọi miền đất nước với diện tích hàng trăm héc-ta. 

Ban đầu mỗi địa phương chúng tôi chỉ chọn một số đối tác điển hình có điều kiện áp dụng khoa học để xây dựng các mô hình trình diễn. Từ những mô hình trình diễn này, người dân đã nhân rộng ra diện tích hàng chục lần. Các mô hình trình diễn mà chúng tôi xây dựng đều có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ 500-700 triệu đồng/héc-ta, cao gấp 2-3 so với mô hình thông thường. Ở một số địa phương trước đây người dân không có kỹ thuật trồng hoa đến nay nhờ có việc chuyển giao này mà họ đã nắm chắc kỹ thuật và đã xây dựng được những vùng trồng hoa có diện tích tới hàng chục héc-ta, như ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Văn Giang (Hưng Yên), Đan Phượng (Hà Nội), Tuy Hòa (Phú Yến)…

Cũng nhờ có mô hình này mà người dân đã tiếp cận và liên kết giữa các vùng trồng hoa với nhau, giữa người sản xuất và các nhà khoa học và các doanh nghiệp, từ đó họ đã phát triển sản xuất hoa một cách ổn định và bền vững.

Hỏi: Để có thể tiếp cận được các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi trong giai đoạn tiếp theo, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân,… cần phải có điều kiện gì và cơ quan đơn vị nào sẽ trực tiếp thẩm định điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia nếu như họ muốn tham gia thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ khoa học các ngành kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Hiện nay, quy chế quản lý cho Chương trình nông thôn miền núi trong giai đoạn tiếp theo chưa được xây dựng vì Chương trình đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Tuy nhiên, theo cách thức tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình ở các giai đoạn trước đây, để tiếp cận được với các dự án thuộc Chương trình, các tổ chức, doanh nghiệp đề xuất dự án của mình đến Sở KH-CN của tỉnh, thành phố để xem xét.

Trên cơ sở kết quả xem xét đề xuất dự án của các tổ chức, doanh nghiệp thì UBND các tỉnh, TP đề xuất đặt hàng với Bộ KH-CN để xem xét đưa vào thực hiện.

Trình tự, thủ tục đề xuất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ KH-CN, được thông báo trên cổng thông tin điện từ của Bộ KH-CN 

Hỏi: Ông đánh giá các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi thời gian qua được triển khai trên địa bàn Hà Nội có ý nghĩa như thế nào? Thành công mang lại của dự án đã được thể hiện ở lĩnh vực nào?

Ông Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội: 

Đánh giá các Chương trình Nông thôn miền núi có ý nghĩa rất quan trọng, và hết sức thiết thực cho vùng triển khai các dự án nói riêng và địa bàn Hà Nội nói chung. Thành công mang lại của chương trình này, thực chất Chương trình Nông thôn miền núi là chương trình chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các mô hình đến người nông dân, nhằm tăng thu nhập cho người nông dân, giúp cho người nông dân thay đổi tập quán canh tác, tiếp cận công nghệ tiên tiến ở trong và ngoài nước vào sản xuất. 

Bên cạnh đó, Chương trình Nông thôn miền núi đào tạo được một lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ đảm bảo tiếp thu công nghệ và làm chủ công nghệ đó. Dự án cũng thu hút được một lực lượng lao động xung quanh vùng và tăng thu nhập cho người lao động. Dự án cũng góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp.

Thông qua Chương trình Nông thôn miền núi, các dự án có sức lan tỏa không những trong vùng dự án mà còn ở các địa phương lân cận. Các dự án bước đầu cũng tạo được sự liên kết giữa 4 nhà: nhà khoa học – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp – nhà nông.

Về môi trường, từ các dự án của Chương trình Nông thôn miền núi cũng đã giúp cho nông dân tận thu được các sản phẩm từ các phế phụ nông nghiệp.

Các dự án của Chương trình Nông thôn miền núi đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Từng bước hình thành thị trường công nghệ và dịch vụ KH&CN ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu KH&CN vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huy động tối đa các nguồn lực xã hội, góp phần phát triển hàng hóa, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho nông dân. Thực hiện mục tiêu chiến lược tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo.

Hỏi: Công ty TNHH nhà nước một thành viên giống gia súc Hà Nội là đơn vị đi đầu của TP trong việc tham gia vào các mô hình ứng dụng CNC của các nước vào sản xuất, đặc biệt là công tác thụ tinh nhân tạo nâng cao chất lượng giống vật nuôi và đã có nhiều thành công. Đề nghị ông cho biết, thời gian qua, Công ty đã ứng dụng KHCN vào sản xuất như thế nào để nâng cao chất lượng và giá trị đàn gia súc? Hiện các sản phẩm chủ lực của Công ty được người tiêu dùng Thủ đô biết đến và đón nhận như thế nào?

* Ông Bùi Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên giống gia súc Hà Nội:

Công ty Giống gia súc Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, được thành lập từ năm 1959, tiền thân là trại lợn giống Cầu Diễn sau nhiều lần sáp nhập, hợp nhất, giờ lấy tên là Công ty Giống gia súc Hà Nội.

Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề chuyên môn cao về chăn nuôi thú y, về thụ tinh nhân tạo, về dinh dưỡng thức ăn gia súc.

Công ty hiện đang nhân nuôi đàn gia súc giống gốc của Thành phố, bảo tồn những gen quý, năng suất cao, chất lượng tốt để cung ứng cho bà con nông hộ chăn nuôi trên địa bàn Thủ Đô, như cụ thể: bò, bê chuyên sữa giống cao sản; bò bê giống siêu thịt, lợn sinh sản, lợn giống các loại, tinh dịch lợn, thức ăn thô xanh cho chăn nuôi trâu bò,… 

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vấn đề kỹ thuật luôn được Công ty quan tâm chú trọng, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi gia súc tại Công ty và phổ biến, áp dụng rộng rãi, đại trà trong nông hộ. Điển hình là Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao F1 BBB bằng phương pháp phối giống thụ tinh nhân tạo trên nền bò cái lai Sind”.

Dự án này, được phát triển từ kết quả của Đề tài khoa học năm 2001 – 2004, và nâng lên thành Dự án Sản xuất thử nghiệm 2005 – 2010 và từ thành công của Dự án Sản xuất thử nghiệm năm 2012, Thành phố đã phê duyệt dự án lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao và giao Công ty làm chủ đầu tư với qui mô 30.000 bò cái nền tham gia. Phạm vi của dự án triển khai trên tất cả các huyện ngoại thành Hà Nội.

Sau 3 năm triển khai, hiện nay, dự án đã lai tạo hơn 10.000 F1 BBB, với giá bán bê F1 sau cai sữa từ 16 – 18 triệu đồng (đắt hơn bê giống thịt cùng tháng tuổi từ 6 – 8 triệu đồng/ bê) mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao cho bà con nông hộ. Giá trị sản lượng sản xuất ra đạt hơn 160 – 180 tỷ đồng, giá trị gia tăng đạt 60 – 80 tỷ đồng, giải quyết hơn 6.000 việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành (qui mô chăn nuôi bò 1,65 bò/hộ) góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại ngoại thành Hà Nội.

Hỏi: Ngoài việc thời gian triển khai cho dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi không dài (5 năm), nguồn vốn đầu tư cho mỗi dự án trong giai đoạn (2010 – 2015) là chưa nhiều, dẫn đến chỉ một số ít các tỉnh, đơn vị doanh nghiệp có thể tiếp cận. Vậy giai đoạn tới, Chương trình sẽ có sự điều chỉnh gì hay không (cụ thể như về nguồn vốn, thời gian cho mỗi dự án)?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN: 

Trong giai đoạn 2011-2015, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện Chương trình vào khoảng 200 tỷ đồng/năm. Như vậy, nếu thực hiện trên tất cả 63 tỉnh, TP thì mỗi tỉnh, TP chỉ được trên 3 tỷ đồng cho 2 dự án. Với nguồn kinh phí hỗ trợ như vậy là rất thấp và dự án thường là có quy mô nhỏ nếu không huy động được thêm nhiều nguồn vốn xã hội khác.

Do vậy, trong giai đoạn tới, chúng tôi đề nghị nâng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước lên khoảng 40-50% so với giai đoạn vừa qua, tức tối thiểu đạt 300 tỷ đồng/năm. Có như vậy, chúng ta mới có thể thực hiện được những dự án ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn cũng như những dự án triển khai ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/105%281%29.jpg

TS Đặng Văn Đông - Phó viện trưởng, kiêm Giám đốc TTNC&PT hoa, cây cảnh, trả lời giao lưu với độc giả

 Hỏi: Với tư cách là cơ quan quản lý, ông có thể nêu ra một vài thuận lợi, đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc chính trong quá trình triển khai Chương trình Nông thôn, miền núi? Giải pháp cho giai đoạn tới là gì thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN: 

Trong quá trình triển khai, Chương trình có một số thuận lợi: 

- Chương trình đã được thực hiện qua 3 giai đoạn nên kinh nghiệm tổ chức quản lý Chương trình của Bộ KH&CN có nhiều, thuận lợi cho công tác quản lý sau này.

- Do Chương trình thực hiện có hiệu quả cao ở các giai đoạn trước đây nên rất được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành địa phương ủng hộ. Qua báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình ở các địa phương, hầu hết các tỉnh thành (53/63) kiến nghị Chương trình cần thực hiện tiếp trong thời gian tới đây.

- Sự phối hợp giữa TW và địa phương trong thực hiện Chương trình thời gian qua là khá tốt và sẽ phát huy trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc tổ chức thực hiện các dự án của chương trình trong các giai đoạn còn một số hạn chế, tồn tại chủ yếu sau:

- Nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn và miền núi trong hoạt động nghiên cứu triển khai KH&CN còn thiếu và yếu. Tuy nguồn nhân lực lao động thất nghiệp ở địa phương là rất lớn nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Hầu hết các hộ dân ở địa bàn nông thôn và miền núi còn rất nghèo, không có điều kiện học hành (dân trí thấp) ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu các tiến bộ KH&CN.

- Về tổ chức thực hiện: Việc phối hợp trong công tác quản lý giữa Bộ KH&CN và các địa phương, giữa đơn vị chuyển giao công nghệ và đơn vị tiếp nhận công nghệ nhiều lúc chưa chặt chẽ. Cơ chế chính sách khuyến khích nhân rộng kết quả sau khi dự án kết thúc (đặc biệt là chính sách kích cầu tiêu dùng sản phẩm tạo ra từ dự án) chưa được các địa phương thực sự quan tâm do vậy ảnh hưởng lan tỏa của các mô hình ra diện rộng vẫn còn khiêm tốn. Số lượng các dự án ứng dụng chuyển giao công nghệ trong Chương trình có sự tham gia của doanh nghiệp và thực hiện theo chuỗi giá trị rất có hiệu quả và tăng qua các giai đoạn có tăng, song nhìn chung số lượng những dự án này còn thấp, nhất là các dự án ở vùng dân tộc thiểu số, các dự án trong lĩnh vực bảo quản, chế biến, lĩnh vực công nghệ cao còn ít (55/856 dự án). 

Về kinh phí: Nhìn chung kinh phí của Chương trình chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra như đã nêu trên.

Về hạ tầng thông tin và công tác tuyên truyền: Chưa xây dựng được hạ tầng thông tin KH&CN đủ mạnh để hỗ trợ cho công tác tuyên truyền cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về KH&CN. Thiếu các cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ và bí quyết công nghệ. 

Về thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện Chương trình với giai đoạn 5 năm là rất ngắn cũng như tôi đã đề cập ở trên. 

Về giải pháp: Chương trình giai đoạn tới ngoài việc đặt các mục tiêu hỗ trợ chuyển giao tiến bộ KH&CN cho nông thôn, miền núi như các giai đoạn trước đây còn hướng thêm một trọng tâm nữa là vùng dân tộc thiểu số với dự định có tối thiểu 25% dự án dành cho vùng này.

Chương trình giai đoạn tới sẽ có những điều chỉnh về việc lựa chọn công nghệ. Trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, công nghệ bảo quản chế biến nông sản, công nghệ xử lý rác thải nông thôn, công nghệ thông tin ứng dụng trong nông nghiệp, truyền thông KH&CN gắn với phát triển kinh tế nông thôn sẽ được chú trọng hơn. 

Bên cạnh công nghệ tiên tiến cho vùng nông thôn có điều kiện phát triển thì những công nghệ phù hợp với trình độ tiếp thu của người dân, tạo sinh kế cho người dân của vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, thậm chí là các công nghệ phát triển dựa trên tri thức bản địa cũng được chú trọng. 

Đặc biệt Chương trình tới đây sẽ rất chú trọng tới các dự án thực hiện theo chuỗi giá trị có sự tham gia với vai trò hạt nhân của doanh nghiệp. 

Việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN của Chương trình cũng sẽ được chú trọng hơn các giai đoạn trước đây.

Bộ KH&CN được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình, có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo có sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành như Nông nghiệp &PTNT, Ủy Ban dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tài Chính . 

Trong quá trình tổ chức thực hiện Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phối trực thuộc Trung ương trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng dự án, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu của các địa phương cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động KH&CN, tiềm lực KH&CN của đất nước.

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/104.jpg

Ông Bùi Đại Phong - Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Cty TNHH MTV giống gia súc Hà Nội- trả lời giao lưu với bạn đọc

Câu: Được biết, công ty là đơn vị đầu của TP đang lai tạo và nhân rộng giống bò BBB của Bỉ tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bước đầu đang mang lại kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, đối tượng thực hiện sản xuất ở đây là người nông dân nên có những hạn chế nhất định trong việc ứng dụng KHCN cao vào chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò theo đúng tiêu chuẩn còn có những khó khăn gì? Ông có những đề xuất, kiến nghị gì đối với việc đưa KHCN cao và sản xuất của Công ty nói riêng và TP Hà Nội nói chung?

* Ông Bùi Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên giống gia súc Hà Nội:

Khó khăn đối với các doanh nghiệp, đó là chi phí để ứng dụng CNC vào sản xuất là rất cao, gồm có: đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quảng bá sản phẩm lớn… Khó khăn thứ 2 là, thời gian đưa những thành tựu và tiến bộ KHKT vào trong sản xuất rất dài

Đối với các nông hộ: Thói quen sản xuất và tập quán chăn nuôi cũ ăn sâu trong cách làm ăn của bà con nên việc đưa cái mới, tiến bộ kỹ thuật trong thời gian đầu là rất khó khăn.

Việc tiếp thu KHCN trong chăn nuôi của các nông hộ còn nhiều hạn chế, bà con phải mắt thấy, tai nghe mới thực hiện. Việc đưa KHCN vào cũng phải cầm tay chỉ việc, có qui trình thực hiện và giám sát việc áp dụng nên phải thực hiện bài bản và mất nhiều thời gian. 

Từ những khó khăn này, chúng tôi có một số kiến nghị, đề xuất như sau:

Đối với thành phố: Nên có chính sách ưu đãi đối với DN ứng dụng CNC trong SX, (hoặc ưu đãi cho DN KHCN) như hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ đào tạo lao động.

Thành phố cũng nên tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh tốt cũng như rút ngắn thời gian của các thủ tục khi doanh nghiệp ứng dụng CNC.

Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị từ SX- tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ, tránh trường hợp “được mùa rớt giá”, nhằm hỗ trợ bà con bán sản phẩm với hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Bên cạnh đó, còn cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các thành tựu tiến bộ kỹ thuật, CNC cho các nông hộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, loa truyền thanh, cũng như đưa vào các buổi sinh hoạt tại thôn, xóm.

Đối với Doanh nghiệp, chúng tôi cũng đề xuất một số nội dung, đó là:

- Cần tập trung nguồn lực để đưa các thành tựu và tiến bộ kỹ thuật vào nhanh sản xuất để sớm tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng cao phục vụ xã hội. 

- Cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho bà con hiểu được quy trình kỹ thuật khi chăn nuôi theo CNC.

- Xây dựng các mô hình điểm trình diễn để các nông hộ đến học tập và áp dụng CNC trong SX, trên cơ sở đó XD đội ngũ kỹ thuật viên, tiểu giáo viên hướng dẫn kỹ thuật cho bà con tại trại chăn nuôi. 

- Xây dựng kênh tiêu thụ sản phẩm của nông hộ SX ra. 

Đối với các hộ dân: 

- Cần tăng cường tiếp thu, tiếp nhận cái mới và nhanh chóng đưa vào sản xuất. Không nên làm theo thói quen và cần giảm thiểu tính bảo thủ, hạn chế tính ngại thay đổi.

- Cần liên kết các nông hộ SX một mặt hàng hoặc thành lập các hiệp hội để bảo vệ quyền lợi của người SX tránh bị ép giá,…

Hỏi: Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh đã phối hợp với các địa phương trên cả nước thực hiện công tác chuyển giao công nghệ ra sao, thưa ông?

Trung tâm có kế hoạch gì trong xây dựng các dự án, đề án phát triển hoa, cây cảnh mà trước hết là dự án thuộc Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi?

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh: 

Trước hết chúng tôi căn cứ vào nhu cầu của các địa phương, nhu cầu của thị trường và những yêu cầu của sản xuất để nghiên cứu ra những giống hoa, cây cảnh mới và những quy trình công nghệ sản xuất hoa chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Sau đó, theo yêu cầu của các doanh nghiệp, của người dân mà chúng tôi sẽ chuyển giao những giống và quy trình phù hợp cho các địa phương và các đối tác.

Việc chuyển giao có rất nhiều hình thức khác nhau, có thể thông qua Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi, thông qua Quỹ Khoa học của các địa phương, hoặc trực tiếp chuyển giao cho doanh nghiệp và người dân theo các hợp đồng thỏa thuận. Có những nơi, những vùng người dân còn khó khăn, chúng tôi có thể chuyển giao miễn phí hoặc liên doanh liên kết với họ cùng góp vốn, lo đầu ra, chịu trách nhiệm về công nghệ và cùng hưởng lợi nhuận theo hiệu quả thu được.

Chúng tôi cũng có thể chuyển giao trọn gói một quy trình công nghệ hoặc chuyển giao từng phần, từng công đoạn, có thể cử cán bộ trực tiếp xuống cầm tay chỉ việc, cũng có thể mời các cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân đến Trung tâm để tham quan và học tập. 

Hiện nay, nhu cầu phát triển hoa, cây cảnh ở trong nước rất lớn, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để đầu tư sản xuất hoa xuất khẩu. Vì vậy, chúng tôi đã đề ra một số chương trình phát triển hoa, cây cảnh phục vụ tái cơ cấu ngành phát triển nông nghiệp nông thôn.

Thời gian trước mắt chúng tôi tập trung tiếp tục nghiên cứu tạo ra các giống hoa, cây cảnh mới lạ có năng suất, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với nước ngoài và nghiên cứu hoàn thiện quy trình, công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Chúng tôi cũng tăng cường hơn nữa công tác chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, người dân ở mọi miền đất nước, đặc biệt ưu tiên những vùng có điều kiện phát triển sản xuất hoa, cây cảnh, phục vụ mục tiêu xuất khẩu.

Chúng tôi cũng sẽ tích cực tham gia vào các dự án thuộc Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi, ưu tiên cho các đối tượng là các doanh nghiệp có khả năng ứng dụng công nghệ cao.

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/103%283%29.jpg

Không gian cuộc giao lưu được tổ chức tại trụ sở Báo Hànộimới chiều 9/6. Ảnh: Anh Tuấn

Hỏi: Theo ông, những dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị hàng hóa vật nuôi, cây trồng thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đã phát huy hiệu quả thế nào và tạo ra mối liên kết giữa 3 lĩnh vực công nghệ, sản phẩm và thị trường ra sao?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN: 

Những dự án thuộc Chương trình đã nâng cao giá trị hàng hoá của vật nuôi, cây trồng thể hiện ở những mặt sau:

Các dự án thuộc Chương trình đã thực hiện việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới, những quy trính sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), do vậy nâng cao được năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của loại cây trồng, vật nuôi, từ đó nâng cao hiệu quả của sản xuất. 

Các dự án cũng góp phần hỗ trợ xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường những sản phẩm cây trồng, vật nuôi, phát triển chuỗi giá trị của sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, gía trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt nam trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/102%285%29.jpg

TS. Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội trả lời bạn đọc

Hỏi: Theo ông, để tiếp tục nhân rộng các quy trình áp dụng khoa học kỹ thuật tại địa phương cần phải thực hiện những gì?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Theo tôi, để tiếp tục nhân rộng các tiến bộ KHCN của các dự án đã chuyển giao vào các địa phương thì trước hết các địa phương phải có các giải pháp để nhân rộng kết quả thực hiện. Ví dụ như xây dựng chương trình KHCN để nhân rộng các tiến bộ KHCN được chuyển giao từ Chương trình nông thôn miền núi; bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ các chương trình khuyến nông, khuyến công và các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác có sử dụng công nghệ có hiệu quả từ các dự án thuộc chương trình đã chuyển giao cho địa phương; xây dựng những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng những tiến bộ KHCN trên địa bàn; thường xuyên kết nối với Bộ KH-CN, Bộ NN&PTNT và các tổ chức KHCN để tiếp nhận, chuyển giao các tiến bộ KHCN phục vụ sản xuất, kinh doanh tại địa bàn.

Hỏi:  Ông có thể nói rõ hơn đối tượng thụ hưởng từ các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi là ai? Các dự án đã có thay đổi gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương?

Ông Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội trả lời: 

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình Nông thôn miền núi chắc chắn là địa phương mà dự án triển khai. Tiếp theo là người nông dân tham gia dự án ở địa phương đó được thụ hưởng chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi và đơn vị chuyển giao công nghệ đã giới thiệu và chuyển giao KH&CN đó cho dự án cũng được hưởng lợi. 

Nhìn tổng thể các dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng KHCN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực trên địa bàn thực hiện, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Cụ thể, về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào công thức luân canh để tăng hiệu quả kinh tế tổng hợp trên một đơn vị diện tích. (ví dụ: mô hình phát triển trồng cây mây nếp tại Ba Vì, hoa cây cảnh ở Thụy Hương, Chương Mỹ…mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trồng hoa lan Hồ điệp ở Đan Phượng, mô hình trồng nấm ở Mỹ Đức…)

Về lĩnh vực chăn nuôi đã thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại khép kín, từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ. (ví dụ: Mô hình chế biến thức ăn tổng hợp cho bò sữa và mô hình chế biến, bảo quản, tiêu thụ sữa tươi.)

Về thủy sản, đã phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt (ví dụ: mô hình nuôi thương phẩm cá rô - phi đơn tính trong lồng, cá lăng chấm tại huyện Chương Mỹ, nuôi thâm canh cá điêu hồng, và sản xuất giống cá chày mắt đỏ tại Sóc Sơn…

Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản sản phẩm nông lâm nghiệp và xử lý môi trường làng nghề. (ví dụ: mô hình xử lý mây tre giang, mô hình xử lý asen…)

Ngoài ra, còn xây dựng được các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm an toàn và chất lượng (ví dụ: mô hình sản xuất rau an toàn như dưa chuột và xà lách không dùng đất tại Hoài Đức…)

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/101%2811%29.jpg

Các chuyên gia đang giao lưu cùng bạn đọc. Ảnh: Đức Hải

Hỏi: Theo ông, yếu tố then chốt để triển khai thành công dự án thuộc Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi là gì? Làm thế nào để tiếp tục duy trì, nhân rộng dự án?

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trả lời: 

Có rất nhiều yếu tố quyết định cho việc thành công của dự án. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan khoa học, tôi chỉ phân tích yếu tố công nghệ.

Một là, phải có công nghệ do chính cơ quan chuyển giao tạo ra. Vì chỉ có tác giả hoặc một nhóm tác giả tạo ra công nghệ mới hiểu sâu về công nghệ, nhất là những công nghệ khó, đòi hỏi tính chuyên môn sâu, những công nghệ này cần được thẩm định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt công nhận.

Hai là, công nghệ chuyển gia phải phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền.

Ba là, cư quan chuyển giao phải có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ. Thông thường nhiều chủ dự án không có kinh nghiệm tổ chức thực hiện dự án phải dựa vào cơ quan chuyển giao công nghệ. Nếu cơ quan chuyển giao công nghệ cũng lúng túng, không có kinh nghiệm thì dự án triển khai rất khó khăn.

Bốn là, phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, sẵn sàng đi công tác xa, ăn ở tại địa bàn triển khai dự án (đặc biệt là các địa bàn khó khăn, vùng dân tộc thiểu số), bắt tay chỉ việc cho những người được nhận công nghệ một cách nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ.

Năm là, cơ quan chuyển giao phải có sự liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Muốn tiếp tục duy trì và nhân rộng dự án thì dự án trước hết phải có hiệu quả về kinh tế, phải có khả năng thương mại hóa sản phẩm. Sau đó các ngành các cấp phải tăng cường tuyên truyền, quảng bá hiệu quả của dự án. Chủ dự án cũng phải có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm cho những doanh nghiệp, người dân ở những vùng lân cận. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần phải kiểm tra, đánh giá dự án sau khi dự án kết thúc 2-3 năm để rút kinh nghiệm và phát huy những mặt mạnh của dự án.

Hỏi: Bài học của một số nước cho thấy, họ trích 1% từ tổng giá trị xuất khẩu nông sản để đầu tư cho công tác nghiên cứu, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Theo ông cần có những giải pháp nào để việc đầu tư cho KH&CN trong nông nghiệp có hiệu quả cao hơn?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Trước hết tôi thấy đây là bài học kinh nghiệm hay mà Việt Nam cần nghiên cứu để vận dụng. Theo kinh nghiệm này, với giá trị xuất khẩu hàng nông lâm sản của Việt Nam năm 2014 là gần 31 tỷ USD, thì chúng ta sẽ có trên 300 triệu USD phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Số lượng kinh phí này là rất lớn, gấp trên 3 lần nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu, triển khai lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc huy động nguồn kinh phí đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu phát triển KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Về giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học nông nghiệp, trước hết phải sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hàng năm khoảng 80 - 90 triệu USD cho lĩnh vực nông nghiệp trên toàn quốc. Bằng việc xác định đúng nhiệm vụ cần nghiên cứu, thực hiện cơ chế đặt hàng, cơ chế liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức KHCN để đảm bảo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN có địa chỉ ứng dụng và cơ quan đề xuất đặt hàng chịu trách nhiệm nhân rộng kết quả nghiên cứu KHCN theo đề xuất đặt hàng của mình. 

Ngoài ra, cần có những cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn đầu tư của DN, của xã hội để thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Ví dụ như trích một phần giá trị thu nhập tính thuế thu nhập DN theo Nghị định 95/2014/ NĐ-CP quy định DN nhà nước phải trích 3-10% giá trị tính thuế thu nhập DN và DN ngoài nhà nước được trích tới 10% giá trị tính thuế thu nhập DN để lập quỹ phát triển KHCN của DN dùng cho các hoạt động nghiên cứu triển khai của DN cũng như hỗ trợ các quỹ phát triển KHCN khác.

Hỏi: Ông có thể cho biết, để các dự án thuộc Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi được triển khai, thực hiện hiệu quả hơn nữa, trong giai đoạn tới cần có những thay đổi gì?

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trả lời: 

Theo tôi, cần phải lựa chọn đối tượng chuyển giao cho phù hợp, tập trung vào những đối tượng cây trồng có lợi thế, có nhu cầu tiêu dùng cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Tiếp theo là phải hướng tới các doanh nghiệp hoặc các HTX để phát huy sức mạnh tập thể; phải tăng cường mối liên kết giữa cơ quan khoa học, chủ dự án và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành một chuỗi khép kín, từ quy hoạch đến đầu tư sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

Cũng cần phải xác định rõ vai trò của từng đối tượng trong mỗi dự án: Cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ, cơ quan quản lý, phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị chủ trì dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ để tránh sự trùng lắp và phát huy hết được vai trò của mỗi chủ thể.

Hỏi: Ông có thể cho biết, để các dự án thuộc Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi được triển khai, thực hiện hiệu quả hơn nữa, trong giai đoạn tới cần có những thay đổi gì?

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trả lời: 

Theo tôi, cần phải lựa chọn đối tượng chuyển giao cho phù hợp, tập trung vào những đối tượng cây trồng có lợi thế, có nhu cầu tiêu dùng cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Tiếp theo là phải hướng tới các doanh nghiệp hoặc các HTX để phát huy sức mạnh tập thể; phải tăng cường mối liên kết giữa cơ quan khoa học, chủ dự án và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành một chuỗi khép kín, từ quy hoạch đến đầu tư sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

Cũng cần phải xác định rõ vai trò của từng đối tượng trong mỗi dự án: Cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ, cơ quan quản lý, phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị chủ trì dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ để tránh sự trùng lắp và phát huy hết được vai trò của mỗi chủ thể.

Hỏi: Bài học của một số nước cho thấy, họ trích 1% từ tổng giá trị xuất khẩu nông sản để đầu tư cho công tác nghiên cứu, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Theo ông cần có những giải pháp nào để việc đầu tư cho KH&CN trong nông nghiệp có hiệu quả cao hơn?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Trước hết tôi thấy đây là bài học kinh nghiệm hay mà Việt Nam cần nghiên cứu để vận dụng. Theo kinh nghiệm này, với giá trị xuất khẩu hàng nông lâm sản của Việt Nam năm 2014 là gần 31 tỷ USD, thì chúng ta sẽ có trên 300 triệu USD phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Số lượng kinh phí này là rất lớn, gấp trên 3 lần nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu, triển khai lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc huy động nguồn kinh phí đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu phát triển KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Về giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học nông nghiệp, trước hết phải sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hàng năm khoảng 80 - 90 triệu USD cho lĩnh vực nông nghiệp trên toàn quốc. Bằng việc xác định đúng nhiệm vụ cần nghiên cứu, thực hiện cơ chế đặt hàng, cơ chế liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức KHCN để đảm bảo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN có địa chỉ ứng dụng và cơ quan đề xuất đặt hàng chịu trách nhiệm nhân rộng kết quả nghiên cứu KHCN theo đề xuất đặt hàng của mình. 

Ngoài ra, cần có những cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn đầu tư của DN, của xã hội để thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Ví dụ như trích một phần giá trị thu nhập tính thuế thu nhập DN theo Nghị định 95/2014/ NĐ-CP quy định DN nhà nước phải trích 3-10% giá trị tính thuế thu nhập DN và DN ngoài nhà nước được trích tới 10% giá trị tính thuế thu nhập DN để lập quỹ phát triển KHCN của DN dùng cho các hoạt động nghiên cứu triển khai của DN cũng như hỗ trợ các quỹ phát triển KHCN khác.

Hỏi: Ông có thể cho biết, để các dự án thuộc Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi được triển khai, thực hiện hiệu quả hơn nữa, trong giai đoạn tới cần có những thay đổi gì?

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trả lời: 

Theo tôi, cần phải lựa chọn đối tượng chuyển giao cho phù hợp, tập trung vào những đối tượng cây trồng có lợi thế, có nhu cầu tiêu dùng cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Tiếp theo là phải hướng tới các doanh nghiệp hoặc các HTX để phát huy sức mạnh tập thể; phải tăng cường mối liên kết giữa cơ quan khoa học, chủ dự án và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành một chuỗi khép kín, từ quy hoạch đến đầu tư sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

Cũng cần phải xác định rõ vai trò của từng đối tượng trong mỗi dự án: Cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ, cơ quan quản lý, phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị chủ trì dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ để tránh sự trùng lắp và phát huy hết được vai trò của mỗi chủ thể.

Hỏi: Ông có thể đưa ra một vài nhận xét về hiệu quả thực hiện mô hình “Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông – Nhà doanh nghiệp" trong thời gian qua? Ông có thể chia sẻ một số giải pháp nhằm khẳng định vai trò của Nhà khoa học trong chuỗi “Liên kết 4 nhà”?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Trước hết, theo tôi mô hình “liên kết 4 nhà” là một mô hình tốt, mô hình lý tưởng. Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/2000/QĐ-TTg ngày 26/4/2000 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng chúng ta đã rất kỳ vọng vào việc phát triển mạnh mẽ mối liên kết này. 

Vai trò của Nhà khoa học được coi là then chốt trong mối liến kết. Nhưng trong thực tiễn nhà khoa học lại thiếu các chính sách hỗ nhà khoa học, nhà khoa học không được hưởng lợi nhiều trong mối liên kết đó, mà chỉ có nghĩa vụ phục vụ, hoạt động KH&CN trong nông nghiệp mang nặng tính công ích, bao cấp. 

Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều năm qua, do cách thức tổ chức sản xuất manh mún của ta nên mô hình này chưa phát triển nên hiệu quả của nó chưa rõ. 

Như vậy để giải quyết khó khăn, đầu tiên là phải tính lại cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Vấn đề này hiện nay đang được gọi là “tái cấu trúc” hay “tái cơ cấu” ngành nông nghiệp. Tức là phải khuyến khích sản xuất tập trung quy mô lớn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo lợi ích của tất cả các đối tượng tham gia vào chuỗi. 

Còn về hoạt động KH&CN trong mối liên kết này cũng phải hướng trọng tâm vào doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết với nông dân và hoạt động KH&CN cũng phải theo nguyên tắc thị trường, tức là nghiên cứu phải đáp ứng cầu của sản xuất, song cũng phải đảm bảo bán được sản phẩm KH&CN để tái đầu tư phát triển KH&CN.

Hỏi: Thời gian qua, Sở KH&CN Hà Nội đã có những hỗ trợ cụ thể nào đối với các dự án cũng như các đơn vị cá nhân thụ hưởng từ dự án?

Ông Lê Ngọc Anh, Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội trả lời: 

Sau khi mở rộng, Hà Nội có điều kiện tự nhiên về đất đai, mặt nước, kinh nghiệm của các hộ nông dân, mặt khác Hà Nội là nơi tập trung của rất nhiều nhà khoa học, thuận lợi cho việc thực hiện triển khai các dự án của Chương trình Nông thôn miền núi. Việc triển khai các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi cũng nhận được sự quan tâm của trung ương và thành phố. 

Sở KH&CN Hà Nội đã thực hiện hỗ trợ về kinh phí cho các dự án: về chuyển giao công nghệ, về thông tin tuyên truyền, về trang thiết bị, về nhân công…

Có thể nêu một số dự án nổi bật như: Mô hình sản xuất hoa chất lượng cao theo quy mô công nghiệp tại Đan Phượng (đơn vị chủ trì là Hợp tác xã Đan Hoài, đơn vị chuyển giao là Viện rau quả TW).

Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu quy mô công nghiệp tại thành phố Hà Nội. (Đơn vị chủ trì là Công ty Kinoko Thanh Cao, đơn vị chuyển giao là Viện di truyền)…

Hỏi: Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước khác, nhà nước cần làm gì để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho Khoa học, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng?

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Gần đây Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 trong đó doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai, về thuế, về đào tạo nhân lực về phát triển thị trường và ứng dụng KH&CN. Gần đây thực hiện nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014) về việc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN thực hiện việc cho vay thí điểm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Thống đôc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 cho vay thí điểm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 14. Theo quyết định này thì đối tượng cho vay cũng chủ yếu là các doanh nghiệp với lượng vốn vay có thể tới 70% tổng đầu tư của dự án và lãi suất vay thấp, thời gian vay dài và hưởng các ưu đãi trong hai năm đầu, các năm sau như vay thương mại.

Đối với Bộ KH&CN, đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 95/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính cho KH&CN. Trong nghị định này cũng có hẳn một chương về hoạt động KH&CN của doanh nghiệp và các điều khoản về ưu đãi đối với doanh nghiệp khi hoạt động KH&CN trong đó có các ưu đãi về thuế, về vay vốn, về đất đai, về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực KH&CN về sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học khi sử dụng ngân sách nhà nước...

Như vậy chính sách thì đã có nhiều và khá đầy đủ, vấn đề ở đây là tổ chức thực thi chính sách sao cho tốt, để cho doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận chính sách mà thôi.

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/100.jpg

Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ KH&CN:

Hỏi: Ông đánh giá thế nào về nguồn vốn và thời gian triển khai các dự án trong thời gian qua?

Ông Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trả lời:

Tôi cho rằng, mặc dù còn khó khăn nhưng trong những năm qua Nhà nước đã rất quan tâm cho chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi nói chung và Chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông thôn miền núi nói riêng. Chương trình này cũng đã được bố trí nguồn kinh phí một cách tương đối phù hợp, bao gồm: Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, nguồn kinh phí hỗ trợ từ địa phương và nguồn kinh phí đối ứng của doanh nghiệp, người dân. 

Thời gian cho việc triển khai các dự án cũng tương đối phù hợp, thường kéo dài 2-3 năm. Tuy nhiên, tôi cũng đề nghị, trong giai đoạn tới cần tăng cường kinh phí cho hoạt động chuyển giao công nghệ nhiều hơn. Hiện nay, mỗi một công nghệ được trả tối đa 30 triệu đồng. Nếu chuyển giao cho những vùng sâu, vùng xa thì kinh phí này rất thấp. Thời gian triển khai nên linh hoạt hơn tùy theo đối tượng, cần căn cứ vào thời vụ của cây trồng để triển khai cho hết một chu kỳ phát triển của cây. Như vậy, hiệu quả sẽ cao hơn.

Hỏi:  Những sản phẩm Bò BBB giống Bỉ cao đang được đánh giá cao về chất lượng. Vậy khi nào người tiêu dùng mới tiếp cận được sản phẩm này một cách rộng rãi thưa ông?

* Ông Bùi Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên giống gia súc Hà Nội

- Chúng tôi dự định đầu tháng tới sẽ ra mắt cửa hàng giới thiệu sản phẩm thịt sạch của giống bò BBB tại khu Mỹ Đình. Chúng tôi đảm bảo rằng, chất lượng thịt không kém gì bò cao cấp của Úc nhưng lại có giá thành “mềm” hơn rất nhiều.

Nguồn: Hà Nội Mới