|
|||
Tham dự buổi Lễ có đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Trần Hồng Thái, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&CN.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái và các đại biểu tham dự Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2. I-131 giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt với sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành y tế, giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư. Viện Nghiên cứu hạt nhân nhận danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt”. Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu hạt nhân - đơn vị duy nhất ứng dụng Lò phản ứng hạt nhân để sản xuất thuốc phóng xạ, trong đó, dung dịch I-131 và viên nang cứng I-131 là sản phẩm chủ lực được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO, đã cung cấp cho 23 bệnh viện trong cả nước để chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý về tuyến giáp, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến giáp trong suốt 40 năm qua. Chia sẻ tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái cho biết, hiện nay, bệnh ung thư ngày càng gia tăng, trong đó có ung thư tuyến giáp. Các chuyên gia Bộ Y tế cùng Bộ KH&CN nhận thấy rằng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại thuốc, điều trị ung thư tại Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết. Trên thế giới đã phát triển các loại thuốc, trong đó có thuốc I-131 có thể điều trị hiệu quả các khối u tuyến giáp thể lành tính và ác tính. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bộ KH&CN đã đầu tư Lò nghiên cứu hạt nhân tại Viện nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt - đơn vị duy nhất của Việt Nam có đủ năng lực chế tạo I-131 theo tiêu chuẩn quốc tế. Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất I-131. Hiện I-131 được ứng dụng thực tế, mang lại hiệu quả cao, với giá thành giảm so với thuốc nhập khẩu. Điều này góp phần thực hiện khát vọng Việt Nam sẽ là điểm đến chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh của nhiều nước trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái chia sẻ về sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 tại buổi Lễ. Ứng dụng KH&CN hiện đại hóa ngành dược Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ những năm 1960 Việt Nam đã sản xuất được vắc xin phòng bại liệt sống với sự đi đầu trong nghiên cứu là Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên - Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Sản xuất thành công vắc xin bại liệt đã tạo cơ hội cho Việt Nam thanh toán được thành công bệnh này vào năm 2000. Từ những bước chân khai phá đầu tiên và thành tựu của nhiều thế hệ đi trước, các nhà khoa học Việt Nam đã liên tục nghiên cứu sản xuất hơn 10 loại vắc xin khác nhau. Năm 2012, Việt Nam công bố lần đầu tiên tự sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em Rotavin. Đây là thành quả sau 14 năm mày mò nghiên cứu và thử nghiệm, thể hiện sự nỗ lực của các nhà khoa học, sự kết hợp của các viện nghiên cứu trong nước cũng như hợp tác quốc tế để có thể phát triển thành công vắc xin Made in VietNam, đáp ứng 100% nhu cầu trong nước, tiến tới có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Với việc chủ động sản xuất vắc xin trong nước không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn giúp người dân tiếp cận được vắc xin tốt, giá rẻ, không bị động nhập khẩu vắc xin từ nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cho 18 đơn vị, doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó, Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia trên thế giới và là nước thứ 4 tại châu Á có thể sản xuất vắc xin phối hợp phòng sởi và rubella. Sau nhiều nỗ lực, năm 2015 là năm đáng ghi nhớ của ngành sản xuất vắc xin của Việt Nam khi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp chứng nhận hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin NRA. Hệ thống NRA về vắc xin của Việt Nam được duy trì và phát triển trong suốt những năm qua không chỉ đáp ứng nhu cầu vắc xin trong nước mà còn tạo tiền đề NRA trở thành cơ quan quản lý uy tín, tạo tiền đề xuất khẩu các loại vắc xin sản xuất trong nước và đóng góp vào chuỗi cung ứng vắc xin toàn cầu. Việt Nam đã sản xuất được 14 loại vắc xin, trong đó có 10/11 loại vắc xin được cung ứng cho dự án tiêm chủng mở rộng và 4 loại vắc xin khác. Đây là tiến bộ đáng ghi nhận trong khát vọng sản xuất vắc xin Made in Việt Nam và tự chủ trong lĩnh vực này... Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, sự phát triển của ngành dược phụ thuộc vào sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, bắt kịp xu hướng mới; chủ động đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị trong ngành dược. Các doanh nghiệp không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 gắn với triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành dược; ứng dụng nhiều hơn dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu, vận hành sản xuất, tiếp thị, cũng như liên kết với các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài để tăng quy mô tổng vốn, tài sản và tận dụng năng lực công nghệ sản xuất, kinh nghiệm của họ. Yếu tố này sẽ thúc đẩy tốc độ phát triển của ngành dược trong những năm tới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi Lễ. Được biết, các sản phẩm thuốc tham gia bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” phải được Bộ Y tế cấp Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, được sản xuất tại nhà máy sản xuất thuốc tại Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu như: là sản phẩm thuốc đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty; có thời gian lưu hành và phát triển lâu dài, có chứng minh tính an toàn, hiệu quả khi sử dụng và góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; bảo đảm chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, được công bố giá đúng quy định; được triển khai kinh doanh tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về sản xuất, bảo quản, phân phối và kinh doanh dược phẩm theo các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs)… Bài, ảnh: PV |