|
|||
Phát triển vùng nguyên liệu bền vững Cây cải dầu là loài cải chính thuộc họ thập tự. Cây cải dầu được thuần hóa sớm trên thế giới. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì loài cây này có giá trị cao. Trước đây, hạt cải dầu được dùng làm nhiên liệu thắp sáng giống như mỡ cừu nhưng nó cưu diểm hơn mỡ cừu là khi cháy dầu hạt cải tạo ra ít khói. Thông thường Brassica napus có hàm lượng dầu cao nhất có thể hơn 40%. Khô bã cải dầu sau khi ép có chứa một lượng lớn protein từ 26 đến 30% thường được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nước chấm, thức ăn gia súc và phâm bón hữu cơ. Nhóm tác giả nhận thấy, việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn Hà Giang rất khó khăn, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt. Cây trồng chủ yếu ở đây là cây ngô và lúa cũng chỉ có thể gieo trồng được một vụ trong năm. Những năm trước đây, được sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước cây cải dầu đã được trồng thử nghiệm tại 4 huyện vùng cao núi đá, tuy nhiên kết quả mô hình trồng thử nghiệm chưa đánh giá được khả năng thích nghi, cho năng suất và chất lượng của các giống cải dầu. Qua kết quả trồng thử nghiệm một số giống cải dầu nhập nội như Pháp, Đức, Ấn Độp cho thấy khả năng thích nghi và cho năng suất trung bình 1.600kg/ha nhưng thời gian sinh trưởng dài nên ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng vụ tiếp theo.Ông Vũ Đức Chiến, nhóm nghiên cứu cho rằng, muốn phát triển cây cải dầu ở đây trở thành một cây mũi nhọn nhằm khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên góp phần nâng cao đời sống của người dân đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, xây dựng và hoàn thiện một số quy trình canh tác và sản xuất cây cải dầu; phân tích đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm là rất cần thiết để tiến tới quy hoạch phát triển bền vững vùng nguyên liệu sản xuất dầu cải có chất lượng và tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Xuất phát từ các lý do trên nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cải dầu nhập nội với mục tiêu góp phần xây dựng mô hình sản xuất cải dầu hàng hóa nhập nội có năng suất, chất lượng cao, phát triển kinh tế địa phương. Lợi nhuận cao gấp 6 lần giống địa phương Mô hình này được tiến hành tại xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn với diện tích 35 ha và , xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc có diện tích 15ha. Mô hình được triển khai với 3 giống cải dầu Agamax của Cộng hòa LB Đức, Hyola 432 của Úc và giống địa phương trên đất lúa 1 vụ. Thời điểm gieo trồng là vụ đông xuân 2012 – 2013. Tất cả các giống đều được trồng trên đất lúa một vụ với các loại phân bón cho vụ lúa trồng trước là phân chuồng, phân đạm và phân kali. Ông Tiến cho biết, đất trồng cây cải dầu có hình thái phẫu diện đất có màu đen hoặc màu xám đen, thường có kết von canxi thứ cấp đường kính 3 – 6mm. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt nặng hoặc đất sét, cấu trúc thường là tảng. Đất khi ướt thường dẻo dính, đất khi khô thường nứt nẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy phản ứng của đất trung tính. Ông Bùi Quang Thuật, Trung tâm Dầu, Hương liệu và Phụ gia thực phẩm, Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công thương cho biết, quy trình kỹ thuật canh tác cây cải dầu dựa trên kết quả thử của nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển cây cải dầu cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang” do Viện Công nghiệp thực phẩm chủ trì. Khí hậu vụ đông xuân thời điểm triển khai mô hình khá thuận lợi. Lượng mưa trung bình vụ đông xuân ở vùng thử nghiệm là thấp do đang là mùa khô. Tổng số giờ nắng từ ngày gieo trồng đến ngày thu hoạch là 541 giờ. Các giống Agamax và Hyola 432 được triển khai trên diện tích 50ha đều có khả năng chống hạn tốt. Chiều cao của bộ giống cây cải dầu được lựa chọn để xây dựng mô hình có chiều cao trung bình nên không bị gãy đổ do bão gió lốc khi chuyển mùa xảy ra vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Kết quả cho thấy, tại huyện Đồng Văn, đối với giống cải dầu Agamax có thời gian sinh trưởng là 166 ngày thì cho 22,8 cành; giống Hyola 432 có thời gian sinh trưởng 171 ngày thì cho 21,7 cành và giống địa phương có thời gian sinh trưởng 149 ngày cho 14,7 cành. Mô hình tại huyện Mèo Vạc, đối với Agamax có thời gian sinh trưởng 168 ngày thì cho 21,9 cành; Hyola sinh trưởng trong 172 ngày cho 20,5 cành và giống địa phương có thời gian sinh trưởng 153 ngày đã cho 13,2 cành. Ông Nguyễn Trung Hiếu, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, cải dầu Agamax trồng trên diện rộng từ mô hình 2 huyện của tỉnh Hà Giang đã có cho năng suất trung bình 1.900kg/ha và năng suất dầu cao nhất là 1.960kg/ha. Với chi phí đầu tư 14.640 nghìn đồng/ha và lợi nhuận thu được 8.160 nghìn đồng/ha trong 1 vụ trồng là 5,5 tháng. Việc tính toán giá đầu ra được dựa vào giá bán 1kg hạt cải dầu thương phẩm là 12.000 đồng. Tương tự với cây cải dầu Hyola 432 năng suất trung bình đạt 1.820kg/ha trong đó năng suất cao nhất tại Đồng Văn đạt 1.830kg/ha, lợi nhuận thu được trong 5,5 tháng là 7.200.000 đồng/ha, cao hơn 6 lần so với giống cải dầu của địa phương. Bên cạnh đó, cây cải dầu lại có ưu thế vượt trội hơn so với đậu tương đông và khoai tây đông về khả năng chịu lạnh và sương muối do khả năng thích ứng cao. Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, giống cải dầy Agamax và Hyola 432 được trồng đều phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Đồng Văn và Mèo Vạc cho năng suất và hàm lượng dầu cao. Thời gian sinh trưởng của 2 giống cải dầu này đều không quá 170 ngày là phù hợp đối với cao cấu cây trồng và thời vụ tại điểm nghiên cứu, góp phần luân canh được cây trồng và mở rộng vùng nguyên liệu cây có dầu. So với các cây cải dầu địa phương đang trồng, hai giống cải dầu này cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 6 lần và tương đương với lợi nhuận khi trồng khoai tây, đậu tương mà lại thích nghi tốt hơn với các điều kiện bất thuận. Bài, ảnh: Gia Anh |