Bản in
Thanh Hóa: Hiệu quả từ một dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa”. do Kỹ sư Nguyễn Đình Hải – Giám đốc Khu bảo tồn làm chủ nhiệm đã xây dựng thành công mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội.

Khai thác hết tiềm năng địa phương

Chủ nhiệm dự án Nguyễn Đình Hải cho biết, hiện nay chính sách vay vốn của Nhà nước cho người dân, nhất là vay vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu. Mặt khác diện tích sản xuất thường không tập trung do địa hình chia cắt, tình trạng manh mún trong sản xuất còn phổ biến, cơ sở hạ tầng và công nghệ kém, thị trường không ổn định….gây khó khăn trong thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Xuất phát từ thực tế trên, từ  tháng 4/2010 đến tháng 3/2013, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa đã đề xuất và được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa”. Dự án được giao cho Kỹ sư Nguyễn Đình Hải – Giám đốc Khu bảo tồn làm chủ nhiệm.

Kỹ sư Nguyễn Đình Hải cho biết, mục tiêu của dự án là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xâu dựng thành công mô hình nuôi nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liêm, tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng 4 mô hình, đó là mô hình nhân giống cây lâm nghiệp; mô hình trồng rừng thâm canh; mô hình vườn giống gốc cây keo lai và mô hình nuôi nhím.

Đối với mô hình nhân giống cây lâm nghiệp, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình nhân giống một số cây lâm nghiệp, quy mô diện tích chiết luồng với diện tích 250 m2, quy mô diện tích ghép trám 250 m2 và diện tích giâm hom keo lai là 500 m2. Vườn ươm được xây dựng theo các tiêu chí như xây dựng vườn ươm cố định, có khả năng cấp và thoát nước tốt, có khả năng điều chỉnh ánh sáng, thuận tiện cho việc vận chuyển cây giống, tham quan học hỏi,…

Công suất tối đa của vườn giâm cành có thể cung cấp 20 vạn cây giống/năm. Đặc biệt, mô hình nuôi nhím sinh sản với quy mô  36 con nhím con nuôi sinh sản; 18 ô chuồng đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi nhím sinh sản. Nhím cái 1 năm tuổi có trọng lượng 8 – 10kg và bắt đầu sinh sản. Sau 1 năm tuổi, số nhím cái trong mô hình có thể cho sinh sản được khoảng 30 – 40 con nhím con/năm.

Đối với mô hình nuôi nhím thương phẩm với quy mô 38 con nhím nuôi thương phẩm; 19 ô chuồng đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật nuôi nhím thương phẩm; nhím 1 tuổi có thể đạt trọng lượng 8 – 10kg, nhím 2 năm tuổi có thể đạt trọng lượng 14 – 16kg.

Khả năng nhân rộng cao

Sau 3 năm triển khai, dự án đã thu hoạch được thành công đơi với cả 4 mô hình được triển khai trong dự án, trong đó có mô hình vườn ươm giống. Để đánh giá hiệu quả của mô hình này, dự án đã tổng hợp các chi phí nhân giống và doanh thu để tính được lợi nhuận của mô hình. Kết quả cho thấy, sau 3 năm triển khai, tổng lợi nhuận thu được tính toán từ mô hình dự án đạt 81 triệu đồng, bình quân lợi nhuận thu được mỗi năm từ mô hình đạt 27 triệu đồng. Mặc dù có nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, nhưng mô hình nhân giống cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao với tỷ suất lợi nhuận đạt 27,4%/3 năm. Mô hình vườn giống gốc cũng cho hiệu quả kinh tế khá với tỷ suất lợi nhuận đạt 29,6% - Nghĩa là 1 đồng vốn bỏ ra cho thu về 29 đồng lợi nhuận.

Cùng triển khai song song với các 3 mô hình khác, sau 3 năm, mô hình trồng rừng thâm canh đều có tốc độ phát triển tốt, vượt trội rõ rệt hơn so các mô hình đối chứng trồng bằng các biện pháp truyền thống. Kết quả ước lượng đối với các mô hình trồng rừng keo lai thâm canh sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đặc biệt, mô hình nuôi nhím đã mang lại cách làm ăn hiệu quả mới cho người dân. Sau 3 triển khai, dự án đã thống các chi phí chăn nuôi và ước tính doanh thu của mô hình để tính được lợi nhuận.

Tính đến nay, nhím đã sinh sản và 15 tháng nuôi nhím thương phẩm doanh thu của mô hình ước tính đạt 607 triệu đồng. Chi phí chăn nuôi được tính bao gồm mua giống, thức ăn và công chăm sóc nhím là 510,2 triệu đồng, như vậy lợi nhuận của mô hình đạt 96,8 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt khá với tỷ suất lợi nhuận đạt 18,97%.

Mô hình chăn nuôi nhím rất phù hợp với điều kiện hộ gia đình vùng đệm kh bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Mặc dù thị trường sản phẩm nhím trong thời gian gần đây có xu thế giảm, tuy nhiên hiệu quả kinh tế từ nuôi nhím vẫn đạt khá. Đến nay đã có 5 hộ gia đình ngoài dự án tự xây dựng mô hình chăn nuôi nhím.

Trong thời gian thực hiện, dự án đã đào tạo được 5 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở; mở được 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho 480 lượt người tham gia. Qua đó, dự án cũng đã nghiên cứu chuyển giao được 12 quy trình kỹ thuật về nhân giống cây lâm nghiệp, trồng rừng thâm canh và nuôi nhím tới người dân.

Sau thời gian 3 năm triển khai, các kết quả tại các mô hình được đánh giá đều phát triển tốt, hiệu quả kinh tế, xã hội đều khá.

Ông Lương Văn Hợi, Thôn Tiến Sơn I, Xuân Cẩm, Thường Xuân  (người dân tham gia mô hình nuôi nhím của dự án) chia sẻ, việc triển khai dự án đã thúc đẩy chuyển giao, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân. Trên cơ sở này, kinh tế của nhiều hộ gia đình địa phương đã được nâng cao rõ rệt, trình độ canh tác cũng được nâng cao.

Nhóm nghiên cứu cho biết, trong thời gian tới tiếp tục phát triển mở rộng các mô hình có tính phù hợp cao, hiệu quả kinh tế rõ rệt đến với người dân như mô hình nhân giống luồng bằng phương pháp chiết và mô hình nuôi nhím kết hợp các vật nuôi đặc sản khác.

Bài, ảnh: Phương Hoàn