Bản in
Nông dân bán bản quyền nghiên cứu cho nhà nước
Thêm một vợ chồng nông dân ở Quảng Nam hơn 7 năm mày mò nghiên cứu đã lai tạo thành công giống lúa lai cho năng suất cao và bán lại cho một công ty nhà nước với giá 200 triệu đồng. Hợp đồng ký kết chuyển giao được thực hiện vào sáng hôm nay 10-10…

 

Hai vợ chồng nhà khoa học “chân đất “ ấy tên họ đầy đủ là anh Lê Quốc Cường và chị Phan Thị Tuyến, xã viên HTX 1 Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam. đã lai tạo thành công và cho ra đời giống lúa chất lượng cao.
 
Không học hàm, học vị, không viện nghiên cứu. Từ hai bàn tay trắng với trình độ của một lão nông, vợ chồng anh Cường đã nhận 3 cặp lai của giống lúa Việt Đài 20 (VĐ20) làm giống bố và Khang Dân 18 (KD18) làm giống mẹ. từ Dự án “Bảo tồn, ứng dụng và phát triển đa dạng sinh học châu Á” (Gọi tắt là chương trình BUCAP) giúp đở ban đầu.

Ngay trên 3 sào ruộng khoán của mình, hơn 7 năm trời, vợ chồng anh Cường bắt đầu sự nghiệp “nghiên cứu khoa học” của mình đã mày mò đã cho ra đời giống lúa lai CT2.

 
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam khẳng định: Qua nhiều năm đưa vào trồng khảo nghiệm tại một số cánh đồng ở xã Điện Thọ, giống lúa CT2 có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa khác. Không chỉ cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, CT2 còn thích nghi với đặc thù khí hậu miền Trung, phù hợp cho việc cơ cấu 2 vụ đông xuân và hè thu của vùng đất Quảng Nam.
 
Khảo nghiệm nhiều năm, giống lúa lai CT2 cho năng suất bình quân từ 65 - 70 tạ/ha, chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với nhiều chân đất trên đồng ruộng Quảng Nam và được hội đồng khoa học của ngành nông nghiệp Quảng Nam thẩm định đánh giá cao.
 
Để độc quyền sản xuất giống lúa lai ưu việt này, Công ty cổ phần Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam đã chính thức mua lại bản quyền giống lúa lai CT2 trên 200 triệu đồng. Ngay sau khi mua xong bản quyền, công ty đổi tên thành giống lúa QnamI và đưa vào sản xuất giống lúa lai cung cấp cho khu vực.
 
VNN