|
|||
Đó là chia sẻ của ông Tạ Duy Thịnh, Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ninh – địa phương đã dành sự quan tâm, đầu tư rất lớn cho KH&CN và đã có những bước phát triển rõ rệt so với giai đoạn trước đây. KH&CN có nhiều chuyển biến Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, năm 2012, hoạt động KH&CN của tỉnh đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Các doanh nghiệp đã tích cực, chủ động đầu tư hàng chục tỷ đồng để nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tỉnh đã đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tạo ra các sản phẩm mới qua việc phê duyệt danh mục 13 dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN, chỉ đạo xây dựng 21 thương hiệu cho sản phẩm; hỗ trợ phát triển sản xuất; quy hoạch vùng sản xuất; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, chế biến, đưa sản phẩm ra thị trường. Nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới được tiếp nhận như: Lúa QR1, Cam V2, lợn Meisan,… Kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ bước đầu đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, phục vụ thiết thực phát triển kinh tế xã hội. Các mô hình triển khai đều cho hiệu quả kinh tế cao; giúp nông dân tăng thu nhập; tạo điều kiện quan trọng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở; làm tiền đề cho công tác khuyến nông, khuyến ngư nhân rộng mô hình ở cơ sở, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cùng với đó, tỉnh đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng KH&CN phục vụ nghiên cứu triển khai ứng dụng, phục vụ công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý nhà nước về KH&CN được củng cố, tăng cường; phong trào quần chúng tham gia phát triển KH&CN bước đầu đạt kết quả tốt. Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng cho phát triển KH&CN, chủ yếu tập trung vào ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Năm 2012, tỉnh đã tổ chức thành công Hội thi sáng tạo kỹ thuật nông nghiệp nông thôn với kinh phí hơn 600 triệu đồng và áp dụng mức giá trị giải thưởng tương đương với mức chi của TW. Đã có trên 80 đề tài tham gia cuộc thi này năm 2012. Có được những kết quả bước đầu như vậy một phần do tỉnh đã biết huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành. Trong tất cả hội nghị giao ban lớn của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, KH&CN đều được nhắc đến, ông Đặng Huy Hậu nhấn mạnh. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KH&CN của Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của tỉnh; nhận thức và sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng của KH&CN của cán bộ và người dân chưa đồng đều, chưa theo kịp với thực tiễn; đầu tư công nghệ nhằm giải quyết vấn đề môi trường trong sản xuất, kinh doanh chưa thỏa đáng, công nghệ còn thiếu, hiệu quả hạn chế; chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để vừa khuyến khích, vừa đòi hỏi doanh nghiệp đổi mới công nghệ;...
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp của tỉnh đầu tư đổi mới công nghệ (Ảnh: Hạnh Nguyên) Đồng thời tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về phát triển tài sản trí tuệ, thương hiệu sản phẩm, cơ chế chính sách sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN. Phát triển khoa học xã hội và nhân văn, trọng tâm vào nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của địa phương. Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm ươm tạo công nghệ cao về thuỷ sản tại Đầm Hà, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về trồng trọt tại Đông Triều, Trung tâm ứng dụng KH&CN ngành than và xử lý môi trường tại Cẩm Phả. Cùng với đó, đưa vào hoạt động có hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ gắn với hình thành hệ thống doanh nghiệp KH&CN và phát triển thị trường KH&CN, tiếp tục triển khai hoạt động Sàn Giao dịch công nghệ và thiết bị. Khuyến khích các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp liên kết hoặc đặt hàng các tổ chức KH&CN, viện nghiên cứu, trường đại học nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu, công nghệ; tranh thủ các kênh chuyển giao, hợp tác KH&CN, đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI),… Tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Bộ KH&CN có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về trình tự, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế xã hội; hướng dẫn cụ thể hơn trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong việc triển khai những dự án thuộc các Chương trình quốc gia; xây dựng và triển khai cơ chế chính sách đặc thù cho các tỉnh có điều kiện hoặc đầu tư mạnh cho KH&CN để tạo sự đột phá trong lĩnh vực này, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Hạnh Nguyên |