Bản in
Quảng Ninh: Đầu tư mạnh cho khoa học
Bắt đầu từ năm 2012, Quảng Ninh đã tập trung đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ (KHCN) và đang phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng hàm lượng KHCN trong giá trị sản xuất công nghiệp phải đạt 45%, trở thành tỉnh trọng điểm về hoạt động KHCN vùng đồng bằng sông Hồng.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, năm 2012, Quảng Ninh chọn là năm KHCN. Theo đó, tỉnh đã tạo chuyển biến nhận thức trong bộ máy, hệ thống bắt đầu từ cấp ủy. Đồng thời, thí điểm thực hiện và hoàn thiện cơ chế quản lý KHCN đặc thù, mang tính đột phá để thu hút cán bộ trong nước, chuyên gia nước ngoài. Quảng Ninh đã dành 4 - 5% ngân sách tỉnh cho hoạt động KH-CN. Đây là mức cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố cả nước, thể hiện quyết tâm đưa KHCN trở thành động lực then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Cụ thể, năm 2011, ngân sách đầu tư cho KHCN là 57,8 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí hoạt động KHCN là 376,761 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã xác định các lĩnh vực ưu tiên: Chương trình công nghệ thông tin (100 tỷ); Quỹ phát triển KHCN tỉnh (50 tỷ); các nhiệm vụ trong chương trình hợp tác với Bộ KHCN (50 tỷ); đầu tư tăng cường tiềm lực KHCN (23,71 tỷ); chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh (32 tỷ); Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh (94,29 tỷ). Đến nay, đã tập trung triển khai 16 dự án xây dựng thương hiệu nông sản; 11 nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ KHCN.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, năm 2012, Quảng Ninh chọn là năm KHCN. Theo đó, tỉnh đã tạo chuyển biến nhận thức trong bộ máy, hệ thống bắt đầu từ cấp ủy. Đồng thời, thí điểm thực hiện và hoàn thiện cơ chế quản lý KHCN đặc thù, mang tính đột phá để thu hút cán bộ trong nước, chuyên gia nước ngoài. Quảng Ninh đã dành 4 - 5% ngân sách tỉnh cho hoạt động KH-CN. Đây là mức cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố cả nước, thể hiện quyết tâm đưa KHCN trở thành động lực then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Cụ thể, năm 2011, ngân sách đầu tư cho KHCN là 57,8 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí hoạt động KHCN là 376,761 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã xác định các lĩnh vực ưu tiên: Chương trình công nghệ thông tin (100 tỷ); Quỹ phát triển KHCN tỉnh (50 tỷ); các nhiệm vụ trong chương trình hợp tác với Bộ KHCN (50 tỷ); đầu tư tăng cường tiềm lực KHCN (23,71 tỷ); chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh (32 tỷ); Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh (94,29 tỷ). Đến nay, đã tập trung triển khai 16 dự án xây dựng thương hiệu nông sản; 11 nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ KHCN.
Bên cạnh đó, thu hút đầu tư từ xã hội cho hoạt động KHCN ngày càng lớn. Các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực, chủ động đầu tư hàng chục tỷ đồng để nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhằm tạo ra các sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoài ra, Bộ KHCN cũng đã ký với tỉnh chương trình hợp tác toàn diện về chuyển giao ứng dụng KHCN vào địa phương và hỗ trợ xây dựng, vận hành đồng bộ, hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Khu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, trường đại học đa ngành vừa giảng dạy vừa nghiên cứu. Trên cơ sở đó, phát huy tối đa vai trò của KHCN, tạo những bước phát triển đột phá trong thời gian tới.
Ông Hậu chia sẻ về sự chuyển biến trên là do Quảng Ninh được biết đến là tỉnh có lợi thế về phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp khai thác than, đóng tàu, sản xuất điện từ than, sản xuất vật liệu xây dựng phát triển khá sớm, có những đóng góp quan trọng trong GDP của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Các sản phẩm trọng yếu như: than, điện, tàu biển trọng tải lớn đang có cơ hội thị trường trong và ngoài nước thuận lợi. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có thế mạnh là một vùng nguyên liệu phong phú với nhiều mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, gia súc, gia cầm và các loại thực phẩm chế biến... có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, trình độ công nghệ trong toàn bộ ngành sản xuất của Quảng Ninh còn chưa cao, việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá chưa được quan tâm đúng mức; đầu tư công nghệ nhằm giải quyết vấn đề môi trường trong sản xuất kinh doanh chưa thoả đáng, cho nên công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại. Bộ Công Thương đã rà soát lại tiêu chí của một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và cho biết vướng mắc lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh nằm ở chỗ hàm lượng KHCN trong sản phẩm còn thấp.

Hiện, tại nhiều huyện, xã ở Quảng Ninh đang sôi nổi tiến hành xây dựng vùng ươm tạo giống, thực nghiệm chuyển giao giống cho người nuôi trồng, tiến tới xây dựng những vùng chăn nuôi, trồng trọt chuyên canh. Tỉnh đã khảo sát những cây con ở Viện Di truyền Nông nghiệp, ở tỉnh Hòa Bình…; theo đó một số loại cây con như gà, lợn, cam, giống lúa, hoa mới… sẽ được đưa về nuôi trồng tại Quảng Ninh. Đồng thời, đã triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sá sùng Vân Đồn, chả mực Hạ Long, phát triển nhãn hiệu mật ong Tiên Yên, rượu mơ Yên Tử, nước mắm Cái Rồng, mực ống Cô Tô, tu hài Vân Đồn… “Thực tế cho thấy, khi đã có thương hiệu, giá bán của các nông sản sẽ tăng từ 15-20% so với khi chưa xây dựng được thương hiệu”, ông Hậu nhấn mạnh.

Đặc biệt, gần đây tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động “Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Quảng Ninh”. Đây là địa chỉ tin cậy cung cấp các dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ, tránh rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm, đàm phán ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy quá trình thương mại hóa các sản phẩm khoa học giữa các tổ chức nghiên cứu với các doanh nghiệp và cá nhân./.