|
|||
Có thể kể đến một số đề tài như "Duy trì và phát triển làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn", "Nucleaza trong nọc rắn hổ mang và tính đa dạng sinh học", “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định các loài rắn hổ mang Naja naja phục vụ nuôi tập trung”, "Xây dựng Trung tâm sản xuất rắn hổ mang giống", "Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Rắn Vĩnh Sơn" cho các sản phẩm từ rắn",.... Trong số đó, nhiều đề tài đã được ứng dụng vào thực tế. Các hộ chăn nuôi xã Vĩnh Sơn đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật chăn nuôi rắn hổ mang, hổ châu sinh sản. Nhờ vậy, hàng năm Vĩnh Sơn đã cung cấp hàng vạn con rắn hổ mang, hổ châu giống cho thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu rắn thành phẩm sang một số thị trường Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) từ 150-200 tấn và thu về khoảng 30-45 tỷ đồng/năm, chiếm 70% - 75% tổng doanh thu của toàn xã. Để sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể "Rắn Vĩnh Sơn” ngày càng có uy tín và phát triển trên thị trường trong và ngoài nước, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chính quyền địa phương đã và đang có chủ trương phát triển du lịch đối với Làng nghề truyền thống rắn Vĩnh Sơn. Hội Làng nghề rắn Vĩnh Sơn cũng đã có kế hoạch kết nạp hội viên mới, mở rộng quy mô chăn nuôi, chế biến, ban hành các quy chế, quy trình chăn nuôi, chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm, tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có website: http://www.ranvinhson.com. Hạnh Nguyên |