|
|||
Phần mềm bao gồm các module cơ bản: tiếp đón bệnh nhân; quản lý dược; quản lý khám bệnh; quản lý cận lâm sàng; quản lý danh mục trang thiết bị cơ sở vật chất; viện phí. Các thiết bị y tế khi sử dụng đều được kết nối với máy tính để lưu trữ dữ liệu, chiết xuất dữ liệu hình ảnh. Đặc biệt, các phòng khám còn truyền hình ảnh trực tiếp từ các máy móc thiết bị như X-quang, siêu âm, nội soi lên giảng đường để giảng dạy cho sinh viên thay vì từng nhóm nhỏ phải vào phòng X-quang, siêu âm, nội soi để học các thao tác kỹ thuật. Được biết, Phòng khám đa khoa trường Đại học Y khoa Vinh bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1/2009. Thời gian đầu, quy trình khám, chữa bệnh và thanh toán viện phí chủ yếu làm thủ công, vừa mất thời gian vừa có nhiều sai sót. Mặt khác, việc đào tạo chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh của trường cũng gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả do chỉ được học qua hình vẽ của giáo viên hoặc ảnh chụp tĩnh. Trong giờ thực hành, sinh viên phải chia thành nhiều nhóm nhỏ, quan sát trực tiếp có thể bị nhiễm tia X,… Để khắc phục những khó khăn đó, trường đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và dạy học. Việc triển khai đề tài ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và kết hợp với dạy học tại Trường Đại học Y khoa Vinh đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và giảng dạy. Bằng phương pháp cải tiến, áp dụng phần mềm khám chữa bệnh phù hợp, quy trình khám chữa bệnh, quản lý kết quả cận lâm sàng, dược, vật tư tiêu hao, tài chính tại phòng khám ngày càng tiện lợi nhanh gọn, đảm bảo chính xác và tiết kiệm. Đồng thời giúp nhà trường hàng năm tiết kiệm, tăng hiệu quả kinh tế thêm 1 tỷ đồng từ công tác quản lý phòng khám bệnh đa khoa và giảng dạy chẩn đoán hình ảnh so với trước khi chưa có phần mềm. Tin, ảnh: Hạnh Nguyên
|