Bản in
Ứng dụng công nghệ thuần Java cho nền công nghiệp di động
Các nhà khoa học của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã chế tạo thành công thiết kế thử nghiệm nền tảng (platform) dành cho các thiết bị di động cầm tay phục vụ kết nối tới các mạng thế hệ sau như điện thoại di động, thiết bị các nhân, máy tính bảng….

Đây là kết quả của đề tài  “Nghiên cứu thiết kế platform trên cơ sở bộ xử lý Java 32 bit hỗ trợ phát triển thiết bị đi động cầm tay tới các mạng di động thế hệ sau” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC.01/11-15 do TS. Đặng Hoài Bắc làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ 1/2012-12/2013  với kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước là 3.360 triệu đồng vừa được nghiệm thu ngày 29/5, tại Hà Nội.

TS. Đăng Hoài Bắc cho biết, mục tiêu của đề tài nhằm thiết kế bộ công cụ platform đa dụng hỗ trợ phát triển cả phần cứng và phần mềm ứng dụng cho thiết bị cầm tay di động trên cơ sở bộ xử lý thuần Java; phát triển các ứng dụng thử nghiệm dựa trên nền tảng để làm rõ tính năng của sản phẩm; góp phần đào tạo cán bộ thiết kế vi diện tử và phát triển ứng dụng phù hợp với sự phát triển mạng di động thế hệ sau.

Đây là đề tài lần đầu tiên được thực hiện cho một platform dành cho các thiết bị di động cầm tay mà trước đó chưa có một cơ sở nào thực hiện nghiên cứu và thiết kế. Bên cạnh đó, việc thiết kế platform dựa trên bộ xử lý thuần Java (100% Java) 32-bit lần đầu tiên được nghiên cứu tại Việt Nam cho các smart device sẽ mang lại tiện ích lớn cho các nhà phát triển ứng dụng về thời gian cũng như tạo độ linh hoạt trong thiết kế phần cứng và phần mềm ứng dụng, đặc biệt khi công nghệ di động phát triển nhanh nhanh tại Việt Nam như hiện nay.

Cũng theo TS. Đặng Hoài Bắc, điểm mới của đề tài đã tạo được nền tảng chung bao gồm các thư viện đầy đủ cho các thiết bị smart device được chia sẻ với các cộng đồng thiết kế Điện tử thông qua Bộ KH&CN, giúp cho các thiết kế hoạc sửa đổi các chức năng của các dạng thiết bị smart device được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Đề tài cũng có ưu điểm vượt trội là đối với một platform thuần Java thì những người lập trình phần mềm dù không có kiến thức chuyên sâu về phần cứng có thể dễ dàng phát triển các phầm mềm ứng dụng trên nền phần cứng với các ứng dụng quen thuộc.

Đặc biệt, so với các nền tảng hiện được sử dụng và được phát triển bởi các hãng lớn trên thế giới như Nokia, Samsung, LG, Apple,… đó là nền tảng dựa trên bộ xử lý Java 32-bit của hãng aJile-hoạt động trực tiếp trên môi trường Java, một môi trường phổ biến nhất trong các thiết bị di động với hơn 5 tỷ thiết bị hiên nay đang chạy Java.

Với những tính năng ưu việt, khả năng ứng dụng lớn, hầu hết các thành viên Hội đồng đều nhận định, mặc dù đề tài có tính ứng dụng, tính cạnh tranh và thương mại hóa cao. Nhưng với hơn 60 nhà cung cấp thiết bị trong nước như hiện nay cần có những phân tích, đánh giá cụ thể so với các thiết bị cùng loại trên thị trường để khẳ năng thương mại hóa đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó cần xem xét phần hỗ trợ của các vi xử lý khác bên cạnh vi xử lý thuần Java AJ200 để đưa vào dự án sản xuất thử nghiệm.

Đề tài cùng cũng đã đào tạo được 10 kỹ sư và 3 thạc sỹ về công nghệ thông tin.

Mai Hà