|
|||
Cụ thể những nhóm nghiên cứu được nhận bằng khen nhân dịp này gồm: 7 nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đó là: Topo đại số; Phương pháp lý thuyết trường lượng tử thuộc; Khoa học vật liệu tính toán; Sóng trong môi trường đàn hồi; Khoa học phân tích trong môi trường, y-sinh, thực phẩm và ứng dụng; Công nghệ hóa học vật liệu và năng lượng sạch; Công nghệ Enzym và Protein. 2 nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là Nghiên cứu lịch sử và quan hệ thương mại châu Á; Công tác xã hội và An sinh xã hội. Tiếp theo là 2 nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Công nghệ bao gồm: Vật lý và công nghệ tổ hợp nano hữu cơ; Vật liệu và linh kiện micro-nano. Các nhóm được nhận bằng khen còn lại là nhóm nghiên cứu Tâm lý học Lâm sàng thuộc trường Đại học Giáo dục; nhóm Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam của trường Đại học Kinh tế. Nhóm nghiên cứu Khu vực học thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Nhóm nghiên cứu về Luật Hiến pháp – Hành chính; Nghiên cứu về hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tư pháp của thuộc Khoa Luật – Trường ĐHQG Hà Nội. Mục tiêu của việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQG Hà nội là xây dựng và phát triển các Chương trình nghiên cứu trọng điểm và Nhóm nghiên cứu mạnh là phương thức mà ĐHQGHN và các đơn vị xác định các nhiệm vụ khoa học trọng điểm kết hợp với tập trung ưu tiên đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN để một số nhóm nghiên cứu có đủ khả năng làm đầu mối triển khai các nghiên cứu đỉnh cao, hướng tới các sản phẩm hoàn chỉnh và hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, trung tâm nghiên cứu xuất sắc. Bên cạnh đó, phát huy sáng tạo và khát vọng khoa học của cán bộ và sinh viên, tăng khả năng thu hút các nguồn lực; tạo động lực gia tăng các giá trị KH&CN, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường các yếu tố cạnh tranh cả trên phương diện quốc gia và quốc tế; thúc đẩy sự phát triển của ĐHQGHN và các đơn vị theo định hướng nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu mạnh là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tiếp cận các tiêu chí của đại học nghiên cứu tiên tiến; có khả năng làm nòng cột hoặc phối hợp với các nhóm nghiên cứu khác để triển khai các nội dung khoa học của Chương trình. Tin, ảnh: Phương Hoàn |