|
|||
Hạn chế thất thoát sau thu hoạch mía Có được thành công trên đó chính là kết quả của nhóm đề tài nghiên cứu thiết kế chế tạo và ứng dụng hệ thống máy thu hoạch mía”; “ Nghiên cứu thiết kế chế tạo liên hợp máy thu hoạch mía” và đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thu gom bóc xếp mía” cho biết, xúât phát từ thực tế ở Việt Nam mía là cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao. Là nguyên liệu của ngành công nghiệp sản xuất đường, và là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp giấy, hoá dược khác.... Để đáp ứng nhu cầu về đường, những năm gần đây cây mía đã được phát triển ở nhiều vùng trong cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. Ông Vũ Duy Dũng, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ, hiện nay trong sản xuất mía, cơ giới hoá các khâu chưa đồng bộ, chỉ có một số vùng trồng mía tập trung được cơ giới hoá canh tác tương đối khá ở các khâu làm đất, còn các khâu thu hoạch như cắt gốc, làm sạch lá, cắt ngọn, bó cây, gom đống, chất lên xe... hoàn toàn bằng lao động thủ công với các công cụ chủ yếu là dao, cuốc bàn. Năng suất lao động rất thấp, cuờng độ lao động cao, tổn thất còn nhiều… Trong những năm qua, nhờ có giá trị kinh tế cao, cộng với mục tiêu sản suất 1 triệu tấn đuờng của Nhà nước, diện tích và sản lượng mía đã tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê vụ mía năm 2006-2007, diện tích trồng mía cả nước đạt gần 310.067 ha, sản lượng mía đạt khoảng 17,0 triệu tấn. So với vụ 2004-2005 điện tích tăng 45.000 ha (17%); năng suất mía tăng 3,9 tấn/ha (7,6%); sản lượng mía tăng 3,5 triệu tấn (25,9%). Diện tích vùng nguyên liệu các nhà máy đã ký hợp đồng đầu tư và tiêu bao là 219.752ha. Hiện nay chi phí để thu hoạch mía trung bình hơn 3.000.000đ/ha, và 1 ha mía cần 60¸65 công lao động, chi phí bốc xếp mía lên xe (Chưa kể công bó và gom đống) dao động từ 50.000 ÷ 70.000đ/tấn và 1 ha mía cần 20¸25 công lao động. Tại các vùng sản suất mía vấn đề thiếu nhân công lao động đang đòi hỏi khâu thu hoạch phải được cơ giới hoá. Ông Lê Khả Trường, th ành vi ên nh óm nghi ên c ứu c ũng nhận định, nhận thấy sự cần thiết của việc thu hoạch mía trong thời vụ thu hoạch tránh thất thoát lãng phí, trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Viện Cơ điện Nông nghiệp sau thu hoạch nghiên cứu một số đề tài như “Nghiên cứu thiết kế chế tạo và ứng dụng hệ thống máy thu hoạch mía”; “ Nghiên cứu thiết kế chế tạo liên hợp máy thu hoạch mía” và đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thu gom bóc xếp mía”. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát thực trạng thu hoạch mía như chặt mía, bóc lá, cắt ngọn, bó mía, thu gom, bốc xếp mía ở các vùng sản xuất tập trung. Nghiên cứu xây dựng qui trình thu gom, bốc xếp mía phù hợp với điều kiện sản xuất và đồng ruộng ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo nghiệm, đánh giá mẫu máy: Máy chặt mía rải hàng, máy bóc lá mía, máy liên hợp thu hoạch mía nguyên cây và máy thu gom bốc xếp mía.Hoàn thiện thiết kế và các mẫu máy. Thử nghiệm mô hình ứng dụng: Máy chặt mía rải hàng, máy bóc lá mía, máy liên hợp thu hoạch mía và máy thu gom, bốc xếp mía trong điều kiện sản xuất. Bước đầu sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế. Phù hợp thực tế sản xuất Viện Cơ điện nông nghiệp đã thiết kế chế tạo được một số mẫu máy, bước đầu thử nghiệm trong điều kiện sản xuất phục vụ nông dân thu hoạch mía. Đó là máy chặt mía rải hàng (CMRH-0,1) và máy bóc lá mía (BLM-0.1). Dựa vào mẫu máy chặt mía rải hàng 4GZ-9 và máy cắt ngọn-bóc lá mía 6BZ-5 của Trung Quốc làm cơ sở để nghiên cứu, đề tài đã thiết kế, chế tạo mẫu máy chặt mía rải hàng CMRH-0.1 có thể phối lắp với máy kéo tay Bông sen 12 HP. Máy có tính năng chaẹt gốc mía rải cây vuông góc với chiều tiến của máy và mẫu máy bóc lá mía BLM-1.0. Sau khi chế tạo, máy đã được mang đi khảo nghiệm thực tế tại Lam Sơn – Thanh Hóa và cho kết quả khá tốt cho hiệu quả kinh tế khả cao.\ Theo tính toán của nhóm nghiên cứu thì tiền thu lãi hàng năm (Không kể khấu hao máy và lãi xuất đầu tư) của máy Máy CMRH-0.1 là 74.520.000 đồng và máy Máy BLM-1.0 là 2.610.000. Mẫu máy CMRH-0.1 đã được công ty mía đường Quảng Ngãi và Nhà máy đường Biên Hoà-Tây Ninh ứng dụng vào sản xuất. Ông Đỗ Hữu Khi, tác giả đề tài nhận xét, sử dụng máy chặt mía rải hàng CMRH-0.1 để thu hoạch mía giảm được 30% công lao động, giảm được 10% chi phí thu hoạch so với thu hoạch hoàn toàn bằng thủ công. Ngoài ra sử dụng máy CMRH-0.1 có thể tận thu được 5÷7% khối lượng mía và giảm được 200.000đ÷300.000đ/ha chi phí bạt lại gốc (do chặt được sát gốc) so với phương pháp thu hoạch bằng thủ công hiện nay. Đề tài nghiên cứu cũng chế tạo thành công máy liên hợp thu hoạch mía LHMTH-0.2. Dựa vào mẫu máy liên hợp thu hoạch mía HSM-1000 của Trung Quốc làm cơ sở để nghiên cứu, đề tài đã thiết kế, chế tạo mẫu máy LHMTHM-0.2. Máy thu hoạch mía LHMTHM-0.2 có các tính năng chặt gốc mía, cắt lá ngọn, bóc lá, xả thành đống trên đồng. Năng suất của máy 0,2 ha/h. Máy đã được thử nghiệm trong điều kiện sản xuất ở Công ty cổ phần mía đường lam sơn-Thanh hóa và Công ty cổ phần mía đường nhiệt điện Gia Lai.Sử dụng máy có thể giảm được 50-60% công lao động. Loại máy thứ 3 mà nhóm nghiên cứu chế tạo thành công là máy thu gom bốc xếp mía BXM-350.nMáy thu gom bốc xếp mía là loại máy có kết cấu khá phức tạp. Do điều kiện kinh phí đề tài có hạn, đề tài đã không nhập mẫu máy SP-300 để tham khảo thiết kế chép mẫu mà chủ yếu chỉ dựa vào tham khảo tài liệu thu thập được về nguyên lý cấu tạo của máy thu gom bốc xếp mía SP-300 của hãng Cameco (Mỹ) và máy bốc xếp mía SM-97 (Thái lan) làm cơ sở để nghiên cứu thiết kế mẫu máy thu gom bốc xếp mía BXM-350. Sử dụng máy thu gom bốc xếp mía BXM-350 kết hợp với lao động thủ công, theo phương pháp thu gom bốc xếp mía hai giai đoạn có hiệu quả vốn đầu tư cao, giảm được 77% công lao động, giảm được 17% chi phí so với thu gom bốc xếp mía hoàn toàn bằng thủ công. Do vậy việc nhân rộng mô hình ứng dụng máy BXM-350 sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và giảm được đáng kể công lao động. Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, các liên hợp máy thu hoạch mía theo công nghệ cắt cây thành đoạn thực hiện các công đoạn trên một liên hợp máy có năng suất cao, hiệu quả lớn, giảm được nhiều tổn thất. Điều đáng chú ý là vốn đầu tư ban đầu thấp do giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ sử dụng, và kết hợp được nguồn động lực, lao động thủ công trong nông nghiệp…có thể áp dụng có hiệu quả trong điều kiện thực tế sản xuất ở Việt nam. Bài, ảnh: Hoàng Anh |