Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học đã trình bày nhiều tham luận quan trọng như: KH&CN phục vụ liên kết vùng trong phát triển khu vực Nam Trung bộ & Tây Nguyên; Một số kết quả nghiên cứu bước đầu của Chương trình Tây Nguyên 3; Phát triển nhanh và bền vững kinh tế, xã hội vùng Nam Trung bộ & Tây Nguyên; Nghiên cứu phát triển một số dịch vụ đa phương tiện và giám sát các thông số môi trường sản xuất trên nền mạng viễn thông WiMax tại khu vực Tây Nguyên; Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở các huyện biên giới tỉnh Đắk Nông trong phát triển kinh tế, xã hội hiện nay; Những thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực cho phát triển bền vững Tây Nguyên; Vai trò của đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên; Việc tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế vùng…
Trong những năm qua, đóng góp cho phát triển của Vùng, ngành KH&CN cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển giống cây trồng, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều mô hình, điển hình kinh tế trang trại thực hiện thành công trên cơ sở ứng dụng KH&CN, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, đòi hỏi ngành KH&CN phải có nhiều đổi mới và phát triển hơn nữa. Đổi mới công nghệ, ứng dụng các thiết bị tiên tiến trên thế giới trong sản xuất, trong thu hoạch, bảo quản nông sản, thực phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tiêu thụ; gắn kết chặt chẽ 4 nhà để phát triển bền vững; phát triển thị trường công nghệ, phát triển tiểm lực KH&CN đáp ứng được yêu cầu của cả nước nói riêng và vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói riêng.
Ánh Tuyết – Bùi Hiếu
|